Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt tại nhà và những dấu hiệu bất thường cần chú ý

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là trường hợp thường gặp và cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần chú ý những dấu hiệu bất thường để tránh nguy hiểm đến sức khỏe bé yêu.

Cần nắm rõ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt để xử lý đúng cách và khoa học nhất.

Khi bé yêu còn trong bụng mẹ, dây rốn là sợi dây kết nối cực kỳ quan trọng giữa nhau thai và cơ thể bé, giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bé phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh đến ngày ra đời. Lúc bé được sinh ra, phần dây rốn không còn cần thiết và sẽ được cắt đi, chỉ để lại một đoạn dài khoảng 1-2cm gọi là cuống rốn.

Cuống rốn thường sẽ tự rụng theo tự nhiên nhưng vẫn có nhiều trường hợp trong hoặc sau quá trình rụng cuống rốn rốn bé vẫn ướt, thậm chí có dịch lỏng chảy ra từ rốn .

1. Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có sao không?

Sau khi cắt xong dây rốn, phần cuống rốn sẽ dần chuyển về màu đen, khô héo và tự rụng xuống. Quá trình này kéo dài trong khoảng 10 đến 20 ngày bởi cuống rốn rụng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa của bé và sự chăm sóc, vệ sinh của cha mẹ.

Nếu cha mẹ quan sát nhận thấy khi cuống rốn sắp rụng hoặc đã rụng rồi mà vùng rốn của bé vẫn ướt, vẫn tiết dịch lỏng màu vàng hoặc nâu dinh dính chảy ra thì cũng không nên quá lo lắng. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà.

Chỉ cần bé vẫn bú, ngủ bình thường và cha mẹ tìm hiểu kỹ cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt, biết cách vệ sinh sạch sẽ, giữ vùng rốn luôn khô ráo thì phần gốc rốn nhanh lành lặn.

Tốt nhất nên chăm sóc rốn hàng ngày cho bé cẩn thận, kĩ lưỡng đồng thời để ý, theo dõi những dấu hiệu bất thường nếu có để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Những trường hợp bất thường cần quan tâm khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng không gây ra nguy hiểm gì nhưng vì phần cuống rốn được cắt sau khi bé được sinh ra giống như một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ cho vi khuẩn thâm nhập gây nguy hiểm cho bé.

Nếu vùng rốn của bé xuất hiện những vấn đề bất thường sau, cha mẹ nên kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

- Sau khoảng 3 tuần mà cuống rốn vẫn chưa tự khô và rụng

- Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi gây khó chịu

- Xuất hiện u hạt rốn, là những mô thừa màu đỏ, âm ẩm trên rốn sau khi đã rụng rốn khoảng 1-2 tuần

- Có các mô xung quanh rốn lồi lên nhiều sau khi rụng rốn

- Vùng rốn có mủ vàng hoặc mủ xanh

- Vùng da xung quanh rốn ửng đỏ, mềm nhũn hoặc chảy máu

- Bé quấy khóc và bị đau khi bị chạm vào rốn hoặc vùng xung quanh

- Bé bị sốt, co giật hoặc khó thở.

3. Cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Trước khi cuống rốn dần teo và khô lại thì cha mẹ cần dùng băng quấn quanh rốn cho bé. Việc thay băng rốn cũng cần chú ý, nhất là khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt để tránh trường hợp rốn bé bị nhiễm trùng.

Cha mẹ có thể thực hiện các bước thay băng rốn đúng cách như sau:

- Vệ sinh hai tay sạch sẽ trước khi thay băng rốn cho bé

Nhẹ nhàng tháo bỏ băng rốn cũ, tránh kéo giật hay cọ xát mạnh vùng rốn đang dễ bị tổn thương

- Thấm cồn 70 độ vào bông y tế để thoa từ đầu cuống rốn đến vùng xung quanh để sát trùng

- Phủ một miếng gạc từ phần chân cuống rốn đến phần đầu rốn

- Dùng băng rốn mới quấn quanh rốn bé và quấn dần ngang bụng.

Sau khi cuống rốn của bé rụng thì không cần băng rốn nữa. Lúc này, cha mẹ nên thực hiện việc chăm sóc, vệ sinh rốn bé hàng ngày đúng cách và khoa học theo nguyên tắc như sau:

- Cha mẹ luôn rửa tay, khử khuẩn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng trước khi thay băng rốn hoặc vệ sinh phần rốn cho bé.

- Chuẩn bị nước sạch âm ấm để tắm rửa, vệ sinh cho bé. Cha mẹ nên kiểm tra nhiệt độ bằng cách đặt mu bàn tay hoặc khuỷu tay vào nước xem có phù hợp với làn da bé hay chưa.

Khi nhiệt độ nước đạt chuẩn thì cứ thế tắm rửa cho bé, không cần pha thêm xà phòng, cồn hay muối vào nước.

- Vệ sinh rốn bé bằng cách nhúng một miếng khăn bông hoặc đầu tăm bông vào nước ấm sạch, vắt khô nước rồi nhẹ nhàng chấm lau vùng rốn. Nhẹ tay, tránh chà xát làm bé đau và tổn thương vùng rốn.

Sau đó lau lại vùng rốn bé một lần nữa bằng khăn mềm, khô và sạch. Mỗi ngày có thể vệ sinh vùng rốn 1-2 lần.

4. Một số sai lầm thường gặp khi vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Nếu không biết rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao, nhiều bậc cha mẹ có thể làm cho vùng rốn bé bị cọ xát, tổn thương, bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để tránh mắc những sai lầm như:

- Quấn tã hoặc bỉm đè lên rốn. Không thay tã ướt hoặc tã bẩn dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vùng rốn. Tốt nhất nên gập mép tã, mép bỉm xuống cho vùng rốn bé nhanh lành.

- Sau khi cuống rốn rụng vẫn quấn băng rốn nhằm bảo vệ vùng rốn bé không bị bụi bặm, vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, sai lầm này sẽ khiến vùng rốn bị bịt kín, không được tiếp xúc với không khí dẫn đến rốn khó khô, khó rụng hơn, thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây ra nhiễm trùng.

- Thấy cuống rốn khô tóp lại nên tự ý kéo xuống cho rụng mà không biết sẽ gây đau đớn và chảy máu vùng rốn bé. Đa số các bé sẽ tự rụng rốn sau 1-2 tuần nên cha mẹ hãy kiên nhẫn, đừng can thiệp sai cách.

- Để bé ngâm trong bồn tắm khi chưa rụng rốn khiến cuống rốn không khô ráo, dễ bị nhiễm trùng và lâu rụng.

Vệ sinh rốn quá nhiều lần trong ngày hoặc vệ sinh không kỹ lưỡng, để dịch bẩn còn đọng lại dễ gây nhiễm khuẩn. Nên đảm bảo vùng rốn bé luôn được vệ sinh, chăm sóc sạch sẽ mỗi ngày.

- Pha nước tắm với xà phòng, rượu, muối… hoặc đắp Thu*c không theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến tạp chất xâm nhập vùng rốn, gây sưng tấy, mưng mủ hoặc biến chứng nghiêm trọng khó điều trị cho bé.

- Chọn quần áo quá kín, quá chật, không thoải mái, không thấm hút mồ hôi và thoáng khí cho bé. Vùng rốn tiếp xúc với không khí nhiều sẽ nhanh khô và nhanh lành hơn.

Khi cha mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường xuất hiện ở vùng rốn bé thì nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn và điều trị. Nhiều sai lầm gây ra biến chứng không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé yêu.

Như vậy, nuôi dưỡng con từ trong bụng mẹ đã là một quá trình nhưng khi sinh ra lại có rất nhiều thứ phải chú ý để bé phát triển khỏe mạnh, lớn khôn. Và chăm sóc cuống rốn chính là một trong những việc cha mẹ cần làm đầu tiên khi bé chào đời.

Tuy rốn trẻ sơ sinh bị ướt là chuyện nhỏ nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không biết cách chăm sóc đúng đắn và khoa học. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức để bé yêu được chăm sóc toàn diện và lớn lên khỏe mạnh trong vòng tay yêu thương của cha mẹ và gia đình.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cham-soc-ron-tre-so-sinh-bi-uot-tai-nha-va-nhung-dau-hieu-bat-thuong-can-chu-y-358488.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cham-soc-ron-tre-so-sinh-bi-uot-tai-nha-va-nhung-dau-hieu-bat-thuong-can-chu-y-358488.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cham-soc-ron-tre-so-sinh-bi-uot-tai-nha-va-nhung-dau-hieu-bat-thuong-can-chu-y-358488)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY