Dinh dưỡng hôm nay

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

Trong thai kỳ, các mẹ bầu có thể mãi tập trung chăm lo bữa ăn, giấc ngủ; mãi đối phó với những triệu chứng khó chịu nảy sinh; rồi chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo đón bé chào đời,… đến nỗi quên mất việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân. Nhưng bạn biết không, vấn đề tưởng nhỏ này cũng quan trọng không kém đối với sức khỏe của mẹ và bé đâu nhé. Nào, hãy cùng tìm hiểu.

Tại sao sức khỏe răng miệng lại dễ suy giảm trong thai kỳ


Ảnh minh họa - Nguồn internet


Công việc, cuộc sống, những mối lo toan từ đầu ngày đến cuối ngày khiến ai nấy đều mệt lữ, nhưng khi có thai, sự mệt mỏi của bạn càng tăng lên gấp bội. Nó có thể khiến bạn gần như kiệt sức. Kết quả là thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể bị lơ là. Điều này dễ dàng dẫn đến mảng bám, tích tụ vi khuẩn và cuối cùng là sâu răng.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến nướu răng của mẹ bầu và có thể gây ra viêm nướu – tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm, chảy máu ở vùng nướu răng, gây ra không ít khó chịu. Viêm nướu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu, một dạng bệnh nướu nghiêm trọng hơn bao gồm mất xương. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa sinh non, bé nhẹ cân và tình trạng viêm nướu của mẹ.

Nghén cũng có một số tác động đến răng miệng. Axit dạ dày lên miệng có thể làm suy yếu men răng – khiến mẹ bầu có nguy cơ sâu răng cao hơn.

Việc ăn uống thường xuyên trong thai kỳ khiến răng tiếp xúc thường xuyên với axit trong thức ăn. Điều này cũng dẫn đến tăng sản xuất vi khuẩn, chẳng hạn như Streptococcus mutans, loại vi tạo axit, làm suy yếu men răng.

Sức khỏe răng miệng của mẹ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bé

Khi vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng mẹ, chúng có thể xâm nhập vào máu qua nướu và di chuyển đến tử cung, kích hoạt việc sản xuất các hóa chất có tên là prostaglandin chống lại nhiễm trùng. Loại hóa chất này kích thích co thắt tử cung, có thể dẫn đến sinh non.

Sau khi em bé ra đời, người mẹ có khả năng truyền vi khuẩn cho bé (gọi là lây truyền dọc). Vì vậy, khi mẹ có nhiều vi khuẩn trong miệng, bé cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bị lây truyền qua các hành vi nuôi dạy con thông thường, ví dụ như dùng chung muỗng.

Là thế nào để giữ gìn răng miệng trong thai kỳ

Những mẹ bầu đánh răng kỹ có thể giảm nguy cơ bệnh lý răng miệng trong thai kỳ và phòng tránh nhiễm trùng răng miệng trong tương lai cho bé. Hãy đánh răng bằng kem đánh răng có fluor ít nhất hai lần một ngày

Ảnh minh họa - Nguồn internet


và sau mỗi bữa ăn nếu có thể. Bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và khám nha hai lần một năm, để các nha sĩ giúp bạn kiểm soát mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu.

Với những mẹ bầu nôn nhiều do nghén, có thể súc miệng bằng dung dịch baking soda (pha 1 muỗng cà phê baking soda trong 1 cốc nước) có thể giúp trung hòa các axit liên quan.

Dinh dưỡng hợp lý sẽ giữ cho khoang miệng khỏe mạnh. Các bữa ăn cân bằng, hợp lý với nhiều canxi, ít axit và đường sẽ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của mẹ và bé.

            Theo Hoa Phượng - Bệnh viện Từ Dũ

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304cab3330852b957a9e9f)

Tin cùng nội dung

  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY