Tâm linh hôm nay

Chánh ngữ qua nguyên văn Phạn ngữ và phần phân tích các từ ngữ của tiếng Phạn

Samyagvāk katamā? | सम्यग्वाक् कतमा ? Chánh ngữ là gì? (tiếng Phạn âm la tinh hóa viết theo mẫu Devanāgarī) trích trong tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân. Chánh ngữ là gì? qua lời của đức Phật nói trong bài Bát Chánh đạo (Āryāṣṭāṅgamārgaḥ | आर्याष्टाङ्गमार्गः) được người ta ghi lại bằng tiếng Phạn

Muốn thấy được đạo, tức là muốn cuộc sống được an lạc hạnh phúc, thì hãy tập làm người biết cách nói đúng đắn, bằng những lời nói cao quý, hữu dụng, đầy đủ ý nghĩa sâu sắc, ghi lại ở trong phần giới của Đức Phật đã đề ra qua dòng Phạn ngữ dưới đây.


सम्यग्वाक् कतमा ? इह भिक्षवः पारुष्यानृत पैशुन्य संभिन्न प्रलाप वर्जिता अनमृतवाक् | इयमुच्यते सम्यग्वाक् ||

Samyagvāk katamā? iha bhikṣavaḥ pāruṣyānṛtapaiśunyasaṃbhinnapralāpavarjitā anamṛtavāk | iyamucyate samyagvāk ||

Từ vựng:

Samyagvāk (सम्यग्वाक्) là chữ ghép từ: samyag (सम्यग्) + vāk (वाक्).

Samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Vāk (वाक्) là chủ cách số ít và hô cách của thân vāc- (वाच्-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: giọng nói, lời nói, âm thanh của động từ, ngôn ngữ, diễn văn, lời thánh thiện…

Samyagvāk (सम्यग्वाक्): chủ cách số ít và hô cách của thân samyagvāc-( सम्यग्वाच्-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có nghĩa là lời nói chân chính trung thực và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh ngữ hay Chính ngữ.

Katama (कतम) là đại từ nghi vấn và nó có những nghĩa như sau: là cái gì, ai, như thế nào… Katamā (कतमा) cùng nghĩa như Katama (कतम) nhưng nó thuộc về giống cái.

Iha (इह) là thán từ và có những nghĩa thông thường được biết như sau: ở đây, đây, này, điều này, trong thế giới này, trong trường hợp này…

Pāruṣyānṛta (पारुष्यानृत) là chữ ghép từ: Pāruṣya (पारुष्य) + anṛta (अनृत).

Pāruṣya (पारुष्य) có gốc từ: Pāruṣa (पारुष) + ya (य)

Pāruṣya (पारुष्य) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāruṣya- (पारुष्य-) ở dạng giống đực và có những nghĩa thông thường được biết như sau: tính cứng, tính rắn; độ rắn, lời nói xẵng; cách cư xử tàn bạo, thiếu uyển chuyển, thiếu hài hoà, tính thô bạo, chối tai, thô tục, thô bỉ, thô tục, cử chỉ thô tục.

Ucyate (उच्यते) là động từ được chia ngôi thứ ba số ít của động từ vac (वच्) (viết từ động từ căn √vac, √ (वच्): nói, diễn đạt…) . Ucyate (उच्यते) có nghĩa: nó được nói là hay gọi là…

Bhikṣavaḥ (भिक्षवः) là chủ cách và hô cách số nhiều của thân bhikṣu- (भिक्षु-) trong bảng biến thân ở dạng giống đực. Bhikṣavaḥ (भिक्षवः) có nghĩa là các tỳ kheo … các tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc.

Phần tạm gom ý Việt của câu này:

सम्यग्वाक् कतमा ? इह भिक्षवः पारुष्यानृत पैशुन्य संभिन्न प्रलाप वर्जिता अनमृतवाक् | इयमुच्यते सम्यग्वाक् ||

Samyagvāk katamā? iha bhikṣavaḥ pāruṣyānṛta paiśunya saṃbhinna pralāpa varjitā anamṛtavāk | iyamucyate samyagvāk ||

Chánh ngữ là gì? Này các Thầy lời nói không làm cho suy mòn, không bị loại trừ, không làm hoàn toàn phá vỡ, không mang tính đồi bại, không mang tính độc ác, không mang tính nguy hại, không mang tính tinh quái, không trong sạch, không thuần khiết, không đúng, không thích hợp, không đúng đắn, không hài hoà, không thô bạo, không chối tai, không thô tục, không thô bỉ, không mang cử chỉ thô tục… những điều này gọi là Chánh ngữ.

Mỗi chữ là một hình ảnh biểu lộ của mỗi hành động khác nhau trong cuộc sống mà Đức Phật Thích Ca đã để tâm tư của Ngài vào, nhằm giúp cho con người tự rèn luyện để trở thành một con người sống phù hợp với những nghi thức trong xã hội về mặt tinh thần cũng như thể xác.

Người tu Phật đều có thể luôn giữ được nói lời tốt đẹp, khi người ta biết vận dụng tối đa những thói quen, đã học, đã hiểu, đã biết về chánh ngữ do Đức Phật Thích Ca đã chỉ dẫn.

Chánh ngữ không phải là sự chỉ dẫn cho tất cả những điều tốt điều lành, nhưng không có Chánh ngữ thì không có tất cả những điều tốt điều lành được tồn tại.

Sai lầm tiếp nối sai lầm không chỉ là cách để hối hận, ăn năn hay sám hối trong lời nói bằng hai chữ xin lỗi và xin lỗi, mà còn là cách để nhắc nhở về những điều tốt điều lành mà người ta thường tự trách mình hay quên không làm. Đây cũng là một trong những cách giúp cho người ta thấy được cái Chánh ngữ sẳn có bên trong của mình.

Kính bút

TS Huệ Dân

Huệ Dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/chanh-ngu-qua-nguyen-van-phan-ngu-va-phan-phan-tich-cac-tu-ngu-cua-tieng-phan-d15667.html)

Chủ đề liên quan:

phạn ngữ phân tích

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY