Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Chảy máu mũi do tăng huyết áp?

Tôi năm nay 37 tuổi. Cách đây một tuần tôi thấy đau đầu và chảy máu mũi dữ dội, phải vào bệnh viện điều trị và bác sĩ phát hiện bị tăng huyết áp mức 170/120mgHg.

 Xin hỏi có phải tôi bị chảy máu mũi do tăng huyết áp? Phải làm gì để phòng ngừa tình trạng này. Nguyễn Quốc Đông (nguyenquocdong999@...)

 Chào bạn, Chỉ số huyết áp bình thường ở dưới ngưỡng 140/90mmHg. Nếu vượt quá ngưỡng này được gọi là tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn… Trong trường hợp của anh, huyết áp tăng khá cao, có thể xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm; tình trạng chảy máu mũi mới chỉ là một biến chứng nhẹ, do các điểm mạch trong mũi bị nứt vỡ gây chảy máu.  Trong trường hợp này các bác sĩ vừa phải tiến hành dùng Thu*c đưa huyết áp trở về bình thường, vừa phải điều trị chảy máu cam. Nếu huyết áp đã được khống chế mà máu mũi vẫn chảy thì phải xem xét các bệnh về máu. Sau biến chứng này, anh càng phải thận trọng hơn với huyết áp của mình, phải đi khám bệnh và dùng Thu*c hạ áp đầy đủ, kiểm tra huyết áp hàng ngày, ăn nhạt và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tập đi bộ hàng ngày.

Anh cần được kiểm tra sức khoẻ toàn diện, tìm xem có mắc các bệnh khác như vữa xơ động mạch hay đái tháo đường không, nếu có phải phát hiện và kiểm soát bệnh tốt.

AloBacsi.vn Theo PGS.TS.BS Nguyễn Quang Tuấn - SGTT
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chay-mau-mui-do-tang-huyet-ap-n61282.html)

Tin cùng nội dung

  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY