An toàn thực phẩm hôm nay

Chế độ dinh dưỡng của học sinh tiểu học đang bị “bỏ quên”?

(MangYTe) Ở tuổi tiểu học, bộ não của trẻ đã hoàn thiện nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Chính vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để trẻ 'bứt phá'…

Bạn có biết, ở giai đoạn tiền dậy thì, chiều cao của trẻ tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn dậy thì?theo các chuyên gia viện dinh dưỡng, ở giai đoạn tiền dậy thì trẻ nữ tăng khoảng 6cm/năm và trẻ nam tăng 7cm/năm hoặc hơn nữa nếu dinh dưỡng, vận động hợp lý, trong khi ở giai đoạn dậy thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. vì vậy, để trẻ có thể phát triển tối ưu về thể chất lẫn trí tuệ, từ giai đoạn tiểu học, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, bảo đảm sức khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển “bứt phá”ở giai đoạn tiền dậy thì. tuy nhiên, hiện giai đoạn này lại ít được phụ huynh chú ý.

Qua “đốt” 3 tuổi.

Chị lê mai anh – phụ huynh bé minh anh (học sinh lớp 2, trường th l.n.h, quận 1, tphcm) chia sẻ: cho con đi khám dinh dưỡng vì thấy bé khá còi so với các bạn thì mới biết mình nuôi con chưa đúng bởi tâm lí qua “đốt” 3 tuổi. lý giải về việc này, chị mai anh chia sẻ, nhiều người cứ cho rằng trẻ vào tiểu học đã biết ăn uống tự lập thì không cần phải có chế độ ăn riêng hay cần chăm sóc bữa ăn cho các bé nữa. tuy nhiên, điều này là không chính xác. vì tuổi này, các bé thay đổi môi trường học tập, thay đổi tâm s*nh l*, rồi lại thay răng,…trong khi vì con bước vào tuổi đi học nên tâm lí ba mẹ lại tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức, và quên câu chuyện dinh dưỡng cho lứa tuổi này.

bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là nền tảng dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Theo các chuyên gia nhi khoa, về mặt thể chất, ở lứa tuổi này bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể đang tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng ở lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ rất cần được đặc biệt lưu ý.

Theo bác sĩ nguyễn thị quỳnh nga – chuyên gia dinh dưỡng tại frieslandcampina việt nam: cùng với sự phát triển của xã hội, bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng dư thừa cân/béo phì cũng đang là vấn đề khiến cho các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng ở người trẻ, thậm chí là trẻ em như bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp,…để nâng cao nhận thức của cộng đồng, vừa qua, hội chữ thập đỏ việt nam  cùng với frieslandcampina việt nam đã tổ chức các   hoạt động tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em việt nam nhằm phổ rộng kiến thức dinh dưỡng và vận động hợp lý cho lứa tuổi tiểu học.

Công thức 1 - 2- 3 -4/ngày

Nhu cầu năng lượng cho học sinh trong giai đoạn  tiểu học dao động trong khoảng 1600kcal – 2000 kcal/ngày tùy theo tuổi. bs. nga chia sẻ: “cần tạo cho các em học sinh tiểu học thói quen ăn uống, sinh hoạt “chuẩn” để các em phát triển tốt về thể lực cũng như trí lực. công thức 1 - 2 - 3 - 4/ngày giúp các bé dễ thực hiện là: 1 tiếng đồng hồ vận động cơ thể, uống 2 ly sữa, ăn 3 bữa ăn chính chứa 4 nhóm dưỡng chất quan trọng thiết yếu: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. thành phần các bữa ăn của trẻ phải càng đa dạng càng tốt, thay đổi các món ăn hàng ngày tạo sự ngon miệng và thích thú cho trẻ khi ăn.

dutch lady (nhãn hiệu của friesland campina việt nam) thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và thể chất với mong muốn mang đến sự phát triển toàn diện tối ưu ở trẻ em

Một trong những nguồn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ 4 dưỡng chất nêu trên thì sữa là một nguồn dinh dưỡng bổ sung rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng và tiện sử dụng. theo khuyến nghị, tất cả mọi người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên dùng khoảng 300ml sữa mỗi ngày. tuy nhiên cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa không thể là thức ăn chính thay thế các thức ăn cơ bản đã kể ở trên. hoàn toàn không nên dùng sữa để thay một bữa chính trong ngày của trẻ.

Hà Nam

 

 

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/che-do-dinh-duong-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-dang-bi-“bo-quen”-post11337.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY