Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chỉ 3 đơn vị đầu ngành được khẳng định kết quả xét nghiệm

(MangYTe)- Để đáp ứng kịp thời nhu cầu xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán COVID-19 trong bối cảnh số ca nghi ngờ cần xét nghiệm tăng cao, Bộ Y tế đã cho phép thêm nhiều BV được thực hiện xét nghiệm này.

Cụ thể: Một số bệnh viện được cho phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của COVID-19 gồm Khoa vi sinh, BV Bạch Mai; Khoa nghiên cứu sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

Ở khu vực miền Trung, miền Nam còn có Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM; BV Chợ Rẫy; BV Trung ương Huế, BV Nhi đồng TP và BV Nhi đồng 1.

Ngoài ra cả nước còn có các trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, TP Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ… được trang bị thiết bị đúng tiêu chuẩn.

Một số đơn vị khác như Viện Thú y, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương, 6 Chi cục Thú y vùng;… cũng đủ năng lực xét nghiệm COVID-19.

Tuy có nhiều đơn vị đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 nhưng theo lãnh đạo Bộ Y tế hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới chỉ công nhận ba đơn vị đầu ngành của Việt Nam đạt chuẩn xét nghiệm, đó là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM, do vậy:

- Nếu các mẫu từ các địa phương gửi trực tiếp đến ba viện trên, khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì khẳng định bệnh nhân đó mắc bệnh COVID-19.

- Nếu các mẫu do các đơn vị đủ điều kiện và năng lực xét nghiệm, được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chuẩn (hiện nay có gần 30 bệnh viện, viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, TP) có kết quả dương tính, họ phải chuyển mẫu về ba viện đầu ngành để xét nghiệm khẳng định. Nếu xét nghiệm tại ba viện này cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì khi đó mới khẳng định bệnh nhân bị bệnh COVID-19.

HÀ PHƯỢNG

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/chi-3-don-vi-dau-nganh-duoc-khang-dinh-ket-qua-xet-nghiem-897994.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY