Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Chi tiết: Chứng đột quỵ khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm cỡ nào? Cách phòng tránh và xử trí thần tốc tính bằng giây để thoát khỏi cửa tử

Đột quỵ - bệnh lý vừa khiến danh hài Chí Tài qua đời cũng có thể đột ngột cướp đi mạng sống của bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. Vì thế, đừng coi thường những dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử trí kịp thời khi bị đột quỵ. Thời gian sơ cứu chỉ tính bằng giây, bằng phút.

Chiều ngày 9/12, làng giải trí việt không khỏi bàng hoàng trước thông tin nam danh hài chí tài qua đời. theo xác nhận từ quản lý cũ, cố nghệ sĩ qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. sự ra đi đột ngột của chí tài đang khiến bạn bè đồng nghiệp cùng nhiều người hâm mộ vô cùng xót xa, luyến tiếc.

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. khi não không được cung cấp đủ oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút có thể khiến tế bào não bắt đầu ch*t dần, gây Tu vong bất cứ lúc nào.

Thực tế, trong vài năm gần đây, số người mắc bệnh đột quỵ đang ngày càng tăng cao. có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý. đặc biệt, bệnh đột quỵ cũng không loại trừ bất kỳ độ tuổi nào, kể cả những người trẻ khỏe mạnh. chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ngay từ bây giờ là điều rất cần thiết.

Nguyên nhân nào có thể gây đột quỵ?

*Các yếu tố không thể thay đổi

- tuổi tác: bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ mắc đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

- giới tính: nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

- tiền sử gia đình: những người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường.

Chi tiết: Chứng đột quỵ khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm cỡ nào? Cách phòng tránh và xử trí thần tốc tính bằng giây để thoát khỏi cửa tử - Ảnh 1.

*Các yếu tố bệnh lý

- tiền sử đột quỵ: người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

- Đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu.

- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

- hút Thu*c: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút Thu*c có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. khói Thu*c làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thu*c lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

- Lối sống không lành mạnh: Thức khuya, ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu là một nguyên nhân điển hình.

rất nhiều trường hợp đột quỵ ở mọi độ tuổi khác nhau, căn bệnh này có thể cướp đi mạng sống của bất cứ ai vào bất cứ lúc nào

Được biết, cố nghệ sĩ chí tài qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. trong khi đó, việc tập luyện lại là một hoạt động rất tốt để cải thiện sức khỏe. tuy nhiên, nếu tập luyện sai cách, không phù hợp với thể lực của bản thân thì "những cái ch*t không báo trước" do đột quỵ, dù còn ở độ tuổi trẻ vẫn có thể xảy ra.

Chi tiết: Chứng đột quỵ khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm cỡ nào? Cách phòng tránh và xử trí thần tốc tính bằng giây để thoát khỏi cửa tử - Ảnh 2.

10 dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ

Tùy theo thể trạng mỗi người mà dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, các dấu hiệu này có thể xuất hiện và qua rất nhanh khiến người bệnh chủ quan hoặc cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Một số biểu hiện của bệnh như sau:

1. Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên

Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến diễn ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhân cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.

2. Khả năng cử động của cánh tay giảm dần

Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.

3. Thị lực giảm dần

Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. nguyên nhân là thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.

4. Nói lắp

Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp , không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.

5. Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được

Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống Thu*c hay đưa đến bệnh viện kịp thời.

6. Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.

7. Dáng đi bất thường

Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.

Chi tiết: Chứng đột quỵ khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm cỡ nào? Cách phòng tránh và xử trí thần tốc tính bằng giây để thoát khỏi cửa tử - Ảnh 3.

Dấu hiệu FAST

8. Đau đầu

Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ đội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng ch*t não.

9. Nấc cục

Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cục. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.

10. Khó thở

Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh .mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. tuy nhiên, đó gọi là tình trạng "tai biến mạch máu não thoảng qua", là "đám mây đen" cảnh báo cho "cơn mưa giông" tai biến sắp xảy đến.

Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. vì các triệu chứng kéo dài trong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể sẽ không để ý đến.

Trên lâm sàng, sau cơn đột quỵ nhẹ, bệnh nhân sẽ trải qua cơn đột quỵ nặng trong vòng một tháng sau đó, tuy nhiên có 5% bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đột quỵ nặng trong vòng 48 giờ sau.

Làm gì khi gặp người bị đột quỵ?

Người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm, do đó không nên chờ đợi hay kéo dài thời gian lúc đó. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý tới thời gian các triệu chứng bắt đầu xuất hiện để thông báo với nhân viên y tế khi cấp cứu.

Nếu không chắc chắn nguy cơ của đột quỵ hoặc người bệnh có thể phủ nhận nguy cơ bệnh vì chủ quan thì cần cho họ biết mức độ nguy hiểm và yêu cầu họ giữ thăng bằng, sau đó chuyển tới bệnh viện sớm hoặc gọi cấp cứu nếu có thể.

Chi tiết: Chứng đột quỵ khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm cỡ nào? Cách phòng tránh và xử trí thần tốc tính bằng giây để thoát khỏi cửa tử - Ảnh 4.

Cách phòng tránh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không hút Thu*c lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thu*c lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. nếu bỏ Thu*c lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút Thu*c.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

(Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/chi-tiet-chung-dot-quy-khien-danh-hai-chi-tai-qua-doi-nguy-hiem-co-nao-cach-phong-tranh-va-xu-tri-than-toc-tinh-bang-phut-de-thoat-khoi-cua-tu-20201209195851279.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng lúc 12h12 phút tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY