Bài thuốc dân gian hôm nay

Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua củ Tam thất, Bột tam thất được loại tốt

Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính... Vậy làm sao để chọn mua được Tam Thất chuẩn hãy tham khảo những cách dưới đây.

Cách chọn tam thất tốt xấu

Nếu loại mọc hoang trên rừng là củ chắc có màu xám đen, cầm nặng tay là loại tốt (hiện nay không còn loại này nữa).

Hiện chỉ có điền tam thất cắt ra có màu xanh xám, rắn chắc là loại tốt.

Loại da nhăn nheo, cắt ra có màu trắng xốp hoặc màu vàng xốp là loại xấu.

Bột tam thất bỏ lên vết máu đã đông, một lúc sau vết máu tan đi là loại tốt.

Hình ảnh rễ củ Tam Thất khô (Dược Liệu)

Tam thất - Panax pseudo ginseng Wall

Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị Thu*c "giả nhân sâm", ý nói có thể thay nhân sâm. Chính vì vậy mà ngay tên khoa học của nó cũng phản ánh được điều này: Panax pseudo ginseng Wall. Ở đây từ Panax mang ý nghĩa tên "chi" của nhân sâm (về phân loại thực vật), xuất phát từ tiếng Hy Lạp Panacen, tức là chữa được rất nhiều loại bệnh. Còn pseudo, có nghĩa là giả và ginseng là phiên âm từ nhân sâm.

Ngày nay tên khoa học của tam thất là Panax Notoginseng (Bark.) F.H. Chen, họ nhân sâm Araliaceae (ngũ gia bì). Trong Đông y, tam thất còn được gọi là "kim bất hoán", "kim", tức là vàng, bất hoán, là không đổi được; có nghĩa là vị Thu*c tam thất rất quý, đến mức có vàng cũng không thể đổi được.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/chia-se-kinh-nghiem-chon-mua-cu-tam-that-bot-tam-that-duoc-loai-tot)

Tin cùng nội dung

  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều, lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất là một vị Thuốc quý, được Y học cổ truyền sử dụng từ lâu, nó còn được gọi với cái tên rất cao sang là: kim bất hoán, nghĩa là có vàng cũng không thể đổi được.
  • Dáng người thanh mảnh và giọng Huế dễ thương, nhẹ nhàng của TS. Hà Phương Thư gợi lên hình ảnh một phụ nữ khuê các nhiều hơn là một nhà khoa học. Thế nhưng, chị lại là một trong các nhà khoa học trẻ nổi bật của làng khoa học Việt Nam.
  • Tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị Thu*c bổ dùng thay nhân sâm, nên còn có tên vàng không đổi, kim bất hoán.
  • Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị Thuốc, giả nhân sâm, ý nói có thể thay nhân sâm.
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY