Dinh dưỡng hôm nay

Chiến lược một tuần xử lý những hành vi xấu của trẻ theo gợi ý của chuyên gia

Nhiều chuyên gia tin rằng chiến lược này có thể giải quyết mọi vấn đề hành vi xấu của trẻ. Bí quyết là mỗi ngày phải thực hiện một cách khác nhau.

Thông thường, khi chứng kiến một ai đó có hành vi không đúng đắn, đặc biệt là con mình, cha mẹ sẽ "bốc hỏa", sôi máu lên vì tức giận, vì thất vọng. Ngay lập tức, bạn sẽ có xu hướng hành động bốc đồng, hoặc trừng phạt, hoặc đánh con mà không cần suy nghĩ nhiều. Bernard Percy, một chuyên gia nuôi dạy trẻ ở Los Angeles cho biết: "Nếu cha mẹ chỉ tập trung vào những gì mà trẻ đang làm sai, theo bản năng, chúng sẽ chống lại bạn. Điều này dẫn đến tranh luận và hành vi của trẻ sẽ càng tồi tệ hơn". Nói cách khác, khi cha mẹ nổi điên và hành động không suy nghĩ thì trẻ cũng sẽ không nghe lời, thậm chí cãi lại bạn.

Thế nên, để khắc phục những hành vi xấu của trẻ, cha mẹ phải thực hiện nhiều cách khác nhau. Nhiều chuyên gia tin rằng chiến lược một tuần có thể giải quyết mọi vấn đề hành vi ở con bạn. Bí quyết là mỗi ngày thực hiện một chiến lược.

Ngày 1: Không phản ứng

day-be-buong-binh-5-1547539471458103202007-crop-1547539522746132758315

Cách giải quyết đúng đắn trước hành vi xấu của trẻ là cha mẹ phải bình tĩnh, thật bình tĩnh. Cha mẹ hãy lờ đi, im lặng, không nên phản ứng gì cả. Ed Christophersen, Tiến sĩ đồng thời là nhà tâm lý học lâm sàng thuộc Bệnh Viện Nhi Đồng tại thành phố Kansas, Missouri giải thích: "Sai lầm mà hầu hết các bậc cha mẹ mắc phải là phản ứng với hành vi sai trái của trẻ. Vì họ cho rằng thà phản ứng tiêu cực còn hơn không làm gì cả".

Nếu trẻ có hành vi không đúng, tốt nhất cha mẹ đừng bộc lộ thái độ đối với chúng. Đừng để trẻ thấy rằng muốn thu hút được sự chú ý của cha mẹ, trẻ phải có những hành động xấu. Để giải quyết chuyện này, một là cha mẹ bình tĩnh giải quyết; Hai là làm ngơ trước hành vi sai trái đó, cho đến khi trẻ bình tĩnh.

Ngày 2: Suy nghĩ tích cực

Thay vì mỗi sáng thức dậy lại đau đầu, chán nản khi nghĩ đến "trận chiến" sắp diễn ra với lũ trẻ, thì cha mẹ nên nuôi dưỡng niềm tin rằng chúng là những đứa trẻ rất ngoan và đáng yêu. Huấn luyện viên gia đình, tác giả cuốn sách Thinking Your Way to Happy, Robin H-C, cho rằng "Nếu cha mẹ cứ nghĩ con mình là một đứa trẻ hư, bướng bỉnh, lì lợm thì sẽ đến một ngày điều đó thành sự thật. Khi bạn dán nhãn cho con, hãy chắc chắn rằng luôn có những điều tốt đẹp ở trong đó".

Ngày 3: Làm gương

niñocabreao

Cha mẹ muốn con mình trở thành người như thế nào thì bạn nên là người thế ấy để tạo ảnh hưởng đến hành vi tổng thể của con.

Jayne Bellando - tiến sĩ, nhà tâm lý học nhi khoa thuộc Bệnh viện Nhi Arkansas, Mỹ - chỉ ra tầm quan trọng của việc làm gương. Nói cách khác, nếu cha mẹ muốn con mình thể hiện hành vi tốt và trưởng thành, bạn phải thực hành điều đó trước. Cha mẹ phải là một tấm gương sáng để trẻ học hỏi. Bạn muốn con mình trở thành người như thế nào thì bạn nên là người thế ấy để tạo ảnh hưởng đến hành vi tổng thể của con. Theo thời gian, cha mẹ sẽ thấy rằng "gieo thói quen, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt tính cách".

Ngày 4: Giải thích trước khi trừng phạt

Gary M. Unruh - tác giả của cuốn sách Unleashing the Power of Parental Love - tin rằng "Trẻ em thường có nhiều nguyên nhân khi hành xử như vậy. Đó là lý do tại sao cha mẹ nên lắng nghe và chỉ ra cho trẻ biết trẻ đã sai ở đâu. Hãy để trẻ nhận ra lỗi của mình trước khi chúng bị trừng phạt vì hành vi xấu".

Cha mẹ nên làm rõ và xác nhận lại những gì trẻ nói khi chúng đang cố gắng trình bày nguyên do. Bởi trẻ dễ dàng cảm thấy bị cô lập và đơn độc nếu cha mẹ không lắng nghe đầy đủ hay cố tình áp những suy nghĩ chủ quan của mình lên trẻ. Hãy cho trẻ biết là cha mẹ vẫn yêu con, nhưng con vẫn bị phạt vì hành vi sai trái.

Ngày 5: Hãy kiên định

giao-duc-tre-em-nickcle-91

Cha mẹ cần nhất quán trong cách dạy con, cho trẻ biết rõ sự kỳ vọng của bạn và tự kiềm chế sự bùng nổ cảm xúc của chính mình.

Thông thường, khả năng xử lý sự bộc phát của trẻ phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Tuy nhiên, theo Bertie Bregman, M.D - Trưởng phòng dịch vụ y tế gia đình thuộc bệnh viện Presbyterian, New York, thì: "Cha mẹ cần nhất quán trong cách dạy con, cho trẻ biết rõ sự kỳ vọng của bạn và tự kiềm chế sự bùng nổ cảm xúc của chính mình".

Nếu cha mẹ không muốn hành vi của con mình biến động, thì bạn cũng nên kiên định. Bạn không thể bình tĩnh một ngày, sau đó ngang ngược và không công bằng vào ngày hôm sau. Kiên định là chính là chìa khóa và hãy nhớ cha mẹ luôn là tấm gương cho trẻ soi.

Ngày 6: Nếu cần thiết, có thể thay đổi các quy luật

Nếu những hành vi xấu của trẻ xuất phát từ cùng một nguồn gốc thì các chuyên gia khuyên cha mẹ nên thay đổi quy định. Catherine Hickem, tác giả cuốn sách Regret Free Parenting nói: "Đôi khi mọi chuyện đều được giải quyết dễ dàng bằng cách bạn thay đổi quy luật".

Giả sử trẻ xem ti vi quá nhiều, và bạn muốn chuyện này chấm dứt thì nên đặt giới hạn cho thời gian xem tivi. Ban đầu, trẻ sẽ có những hành vi tiêu cực như hét, la, khóc, giận dỗi, nhưng khi thấy cha mẹ không lay chuyển quyết định thì trẻ sẽ học cách chấp nhận. Điều quan trọng là bạn cần cho trẻ thấy là bạn sẽ không lùi bước dù cho trẻ có làm gì đi chăng nữa.

Ngày 7: Thư giãn

Ngày thứ bảy là ngày mà cha mẹ nhìn lại tất cả những tiến bộ bạn đã đạt được cho đến nay. Dành thời gian dừng lại để xem bản thân và con mình đã đi được bao xa khi đối phó với hành vi xấu của trẻ và của chính bạn. Sau khi suy nghĩ một chút về những thành công và khó khăn trong tuần vừa qua thì cha mẹ hãy thư giãn đi. Rồi từ từ giải quyết những vấn đề còn sót lại. Hãy thực hiện bất kỳ chiến lược nào mà bạn thấy hiệu quả nhất và đừng quên cho các mục tiêu trong tương lai.

Nguồn: Parent

H,H

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/chien-luoc-mot-tuan-xu-ly-nhung-hanh-vi-xau-cua-tre-theo-goi-y-cua-chuyen-gia-222020115194741013.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè, nhiều trẻ thường tắm sông, suối. Do vậy, việc phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị đuối nước là rất quan trọng.
  • Khi bị ngộ độc cách xử lý ban đầu rất quan trọng, vì nếu không khéo sẽ làm tình trạng ngộ độc thêm trầm trọng và nguy hiểm tới tính mạng.
  • Bệnh cao huyết áp nếu không xử lý, cấp cứu kịp thời sẽ xảy ra những tai biến khó lường.
  • Khi đi tắm biển nhiều người sợ nhất 2 điều là bị sứa đốt và bị chuột rút khi đang bơi lội.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY