Tin tức hôm nay

Tin tức

Chiến thắng Covid-19 sau 2 tháng nằm viện trong tình trạng nguy kịch

Là bệnh nhân thứ 31 và 32 phải nằm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gần 2 tháng, một sản phụ thai 22 tuần và một bệnh nhân mắc K tử cung đã được các bác sĩ giành giật sự sống từ tay tử thần.

Sản phụ mang thai 22 tuần thoát cửa tử kỳ diệu

Chị vi thị ng. (35 tuổi, trú tại con cuông, nghệ an) được xác định mắc covid-19 ngày 28/5. lúc này, chị đang mang thai 22 tuần và có bệnh lý nền vẩy nến. diễn biến của bệnh nhân rất nhanh, chỉ sau vài ngày, chị rơi vào tình trạng suy hô hấp tăng, phải đặt ống nội khí quản, thở máy tối ưu và can thiệp ecmo tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang.

Các bác sĩ nhận định tình trạng nguy kịch, chị ng. được chuyển viện lên khoa hồi sức tích cực, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương ngày 2/6 trong tình trạng phải duy trì Thu*c an thần, vận mạch, thở máy qua ống nội khí quản, duy trì hệ thống ecmo, trên da toàn thân nhiều ban dát tổn thương vảy nến.

Ngay sau khi vào khoa bệnh nhân được chăm sóc tích cực, bảo đảm hô hấp, bảo đảm tuần hoàn, chăm sóc kiểm soát nhiễm trùng. Bác sĩ chỉ định siêu âm đánh giá tình trạng thai nhi và lọc máu hấp thụ độc tố Cytokines lần thứ nhất.

Bệnh nhân đã trải qua 6 lần lọc máu hấp phụ độc tố Cytokines liên tiếp trong 11 ngày. Nhưng tình trạng tiến triển chậm, tổn thương phổi chậm hồi phục (chỉ số chức năng phổi P/F dưới 100), rối loạn đông máu nặng nề (chỉ số D-Dimer 31.262).

Tình trạng thai nhi được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao hàng ngày đánh giá qua thăm khám và siêu âm, cân nặng tương ứng với tuổi thai. Do tình trạng mẹ quá nặng và thai còn nhỏ tuổi, bác sĩ sản khoa có tiên lượng xấu đối với thai nhi.

Ngày 16/6, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc mất máu và nguy cơ Tu vong do chảy máu. Ngay lập tức bác sĩ hồi sức kết hợp bác sĩ ngoại khoa nội soi bàng quang lấy máu cục tại giường và rửa bàng quang liên tục. Thông qua nội soi bác sĩ đã tìm thấy điểm chảy máu tại cổ bàng quang, từ đó điều trị nội khoa cầm máu, truyền khối hồng cầu cấp cứu, và truyền các chế phẩm của máu để bổ sung yếu tố đông máu, kết hợp lọc máu liên tục bảo đảm cân bằng nội môi trong cơ thể.

Sau 16 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân được kết thúc ECMO thành công vào ngày 17/6. Thế nhưng, rất tiếc bào thai 22 tuần tuổi đã bị ch*t lưu. Chị Ng. vẫn trong tình trạng sốc mất máu nặng, sốt cao, phù toàn thân.

Các bác sĩ tiếp tục chỉ định lọc máu liên tục, thở máy tối ưu trong ARDS, cầm máu bàng quang nội khoa, kết hợp điều trị kháng sinh, kháng nấm. Bệnh nhân được theo dõi sát sao từng diễn biến trên lâm sàng và xét nghiệm. Ngày 24/6, sau sảy thai lưu, bệnh nhân được bảo đảm về hô hấp, tuần hoàn.

Sau 45 ngày thở máy và chăm sóc tích cực, bệnh nhân đã có tiến triển tốt, chức năng phổi hồi phục, cơ lực tốt, có thể vận động nhẹ tại giường, bác sĩ cho bệnh nhân cai máy thở, tự thở tốt. Tình trạng chảy máu bàng quang sau 1 tháng điều trị cầm máu nội khoa đã tạm thời ổn định, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.

Sau 51 ngày chăm sóc tích cực, với 10 lần lọc máu, 45 ngày thở máy, 16 ngày ecmo; bệnh nhân đã hồi phục tốt, tự thở khi phòng, tự đi lại được, xét nghiệm sars-cov-2 âm tính 3 lần liên tiếp. bác sĩ cho bệnh nhân chuyển tuyến cơ sở để theo dõi tiếp.

Thạc sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa HSTC cho biết đây là ca bệnh ECMO thứ ba khỏi bệnh ra viện. Hiện khoa Hồi sức tích cực còn 20 bệnh nhân nặng, trong đó có 17 bệnh nhân thở máy và 4 bệnh nhân ECMO.

Bệnh nhân mắc ung thư chiến thắng Covid-19

Ngày 31/5, bệnh nhân luận thị c. (hữu lũng, lạng sơn) có kết quả dương tính với sars-cov-2. bệnh nhân c. có đầy đủ các yếu tố nguy hiểm khi mắc covid-19 ở tuổi 64, có bệnh lý nền k cổ tử cung.

Bệnh nhân được điều trị tại tuyến cơ sở nhưng tình trạng xấu hơn, bệnh nhân sốt cao và khó thở tăng dần, được chuyển viện cấp cứu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Nhập viện ngày 6/6, bệnh nhân được can thiệp đặt ống nội khí quản và thở máy, lọc máu hấp phụ độc tố tại khoa Cấp cứu. Sau 2 lần lọc máu và 6 ngày thở máy, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân được vào khoa Hồi sức tích cực.

Tại đây, bệnh nhân được chỉ định lọc máu hấp phụ độc tố 2 lần liên tiếp, thở máy thông số tối ưu, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, bảo đảm cân bằng điên giải, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.

Đến ngày 26/6, sau 15 ngày thở máy và chăm sóc tích cực, bệnh nhân có tiến triển rõ rệt, cơ lực khá, tổn thương phổi hồi phục, bác sĩ chuyển chế độ tập cai máy thở và ngừng thở máy, rút ống thở thành công.

Sau rút ống bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thở ô-xy kính từ 26/6 đến 8/7. Bệnh nhân tiếp tục được chăm sóc về tinh thần, tập phục hồi chức năng tại giường.

Sau 47 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân hồi phục, sức khỏe ổn định, hết bệnh Covid-19, bác sĩ cho bệnh nhân ra viện. Đây là ca bệnh nặng thứ 32 (ca bệnh nền thứ 7) hồi phục khỏi bệnh trong đợt dịch thứ tư.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/chien-thang-covid-19-sau-2-thang-nam-vien-trong-tinh-trang-nguy-kich-656473/)

Tin cùng nội dung

  • Khi bước chân lên đảo Song Tử Tây, một hòn đảo lớn ngự phía cực Bắc quần đảo Trường Sa, điều đầu tiên khiến tôi reo lên một cách ngỡ ngàng...
  • Hơn tám năm sau cuộc ghép gan sinh tử, bé Lê Ngọc Xuân Quý giờ đã trở thành cô bé xinh xắn, dễ thương và rất lí lắc. Bé đã có cuộc sống hạnh phúc bên những người thân yêu.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY