Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Chính thức cách ly toàn bộ Bệnh viện Đà Nẵng và lấy mẫu xét nghiệm hơn 2.000 nhân viên

(MangYTe) - Thời gian cách ly 14 ngày kể từ 13 giờ ngày 26-7 đối với toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người phục vụ người bệnh, người nhà bệnh nhân của Bệnh viện Đà Nẵng.

Trưa 26-7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà nẵng đã có công văn khẩn yêu cầu thực hiện cách ly y tế Bệnh viện Đà Nẵng. Cụ thể, áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người phục vụ người bệnh, người nhà người bệnh của Bệnh viện Đà Nẵng.

Thời gian cách ly là 14 ngày kể từ 13 giờ ngày 26-7. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng giao Sở Y tế phối hợp Sở Công Thương đảm bảo việc cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu, lương thực tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian cách ly.

Sở Y tế phối hợp với BHXH TP phân bổ hợp lý bệnh nhân có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện Đà Nẵng sang cơ sở khám, chữa bệnh khác trên địa bàn.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân không ra vào Bệnh viện Đà Nẵng trước giờ cách ly toàn bộ bệnh viện

Cũng trong trưa ngày 26-7, CDC Đà Nẵng cho biết Bộ Y tế cùng đơn vị này đã thống nhất thực hiện xét nghiệm kháng thể đối với khoảng 2.200 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng. Kế đến, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai phương pháp này tại Bệnh viện C Đà Nẵng, các khu du lịch có người nước ngoài lưu trú, nơi cư trú, sinh hoạt của bệnh nhân 416 và 418.

Tính đến sáng 26-7, Đà Nẵng ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 gồm bệnh nhân 416 và bệnh nhân 418. Bệnh viện Đà Nẵng là nơi cả 2 bệnh nhân này cùng lui tới trước khi phát bệnh.

Cụ thể, từ ngày 7 đến 17-7, bệnh nhân 416 (tên T.V.D, SN 1963, ngụ quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) có chăm mẹ ốm tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn và Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 20-7, bệnh nhân bắt đầu sốt, sau đó đi khám ở Bệnh viện C Đà Nẵng và chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 25-7, Bộ Y tế công bố người này chính thức nhiễm Covid-19 sau 5 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân 416 đang được điều trị tại khoa Y học nhiệt đới - Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân 418 (tên N.V.V, ngụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) có đến chăm bố ốm tại Khoa hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Đà Nẵng từ 5-7. Ngày 11-7, bệnh nhân sốt, mệt mỏi và đi khám tư. Ngày 18-7, bệnh nhân khám ở Trung tâm Y tế quận Hải Châu sau đó tự đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng và được chuyển đến khoa Nội hô hấp. Ngày 23-7, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực và hiện đang nằm điều trị ở khoa này.

B.Vân

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/chinh-thuc-cach-ly-toan-bo-benh-vien-da-nang-va-lay-mau-xet-nghiem-hon-2000-nhan-vien-20200726124651726.htm)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY