Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt: bệnh truyền nhiễm của chim

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran

Chlamydia là một nhóm lớn các sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc, gần với vi khuẩn gram (-) được chia thành 3 loại: Chlamydia trachomatis, Chlamydia psittaci, và Chlamydia pneumoniae, dựa vào các loại hạt vùi nội bào, nhậy cảm với Sulfonamid, kết cấu kháng nguyên và các bệnh do chúng gây nên. C. trachomatis gây nhiều bệnh ở người liên quan đến mắt (mắt hột, viêm kết mạc thể vùi), đường Sinh d*c (u hạt lympho hoa liễu, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng), hoặc ở đường hô hấp (viêm phổi). C. psittaci gây bệnh sốt vẹt ở người và nhiều bệnh cho động vật. C. pneumoniae là loài mới được nhận biết và gây bệnh đường hô hấp. Sau đây sẽ mô tả một số bệnh tương đối đặc trưng do chlamydia gây nên.

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Sốt, ớn lạnh, và ho; hay gặp đau đầu.

Viêm phổi không điển hình và dấu hiệu viêm phổi xuất hiện tưong đối muộn.

Có tiếp xúc với các loài chim bị bệnh (vẹt, bồ câu hoặc các loài khác) 7 - 15 ngày trước.

Phân lập được chlamydia hoặc tăng độ chuẩn của kháng thể cố định bổ thể.

Nhận định chung

Sốt vẹt mắc phải do tiếp xúc với chim (vẹt, bồ cấu, gà, vịt và nhiều loại gia cầm) lành hoặc bệnh. Đôi khi khó khai thác bệnh sử tiếp xúc với chim nếu bệnh nhân nuôi chim quý hiếm nhập lậu.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran. Giai đoạn sớm có thể không có biểu hiện ở phổi, về sau có thể có khó thở, tím tái. Có thể gặp viêm nội tâm mạc nhưng nuôi cấy khi khuẩn (-). Dấu hiệu điện quang trong trường hợp bệnh điển hình là hình ảnh viêm phổi không điển hình với xu hướng lan toả và tổn thương mô kẽ nhưng cũng có thể gặp hình ảnh đông đặc. X quang phổi không cho phép phân biệt sốt vẹt với các bệnh viêm phổi khác.

Ít khi cấy có vi khuẩn mọc. Thường chẩn đoán phải dựa vào huyết thanh học. Kháng thể xuất hiện trong tuần thứ 2 và có thể xác định được bằng phản ứng cố định bổ thể hoặc miễn dịch huỳnh quang. Điều trị kháng sinh sớm có thể làm kháng thể không tăng.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh cảnh của sốl vẹt không phân biệt được với các bệnh khác do virus, do mycoplasma hay các viêm phổi không điển hình khác, trừ khi có tiền sử tiếp xúc với chim. Khi viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà cấy máu không mọc, thì một trong những nguyên nhân cần nghĩ đến là bệnh sốt vẹt.

Điều trị

Tetracyclin 0,5g ngày uống 4 lần hoặc tiêm tĩnh mạch ngày 2 lần trong 14 - 21 ngày. Erythromycin cũng có thể có tác dụng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/chlamydia-psittaci-va-benh-sot-vet-benh-truyen-nhiem-cua-chim/)

Tin cùng nội dung

  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY