Dinh dưỡng hôm nay

Cho bé ăn rau cần những quy tắc nào?

Rau củ rất tốt cho bé nhưng nhiều mẹ còn lúng túng trong việc chế biến rau cho con.
    giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên nếu chế biến và cho con ăn rau củ không đúng cách không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ rau củ mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa. Xin mách các mẹ 7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con.

Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy.

Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn Thu*c trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.

Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.

rau xanh

Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Rất nhiều người lớn có thói quen chỉ ăn cơm, thịt và rau ăn rất ít nhưng lại ép trẻ ăn thật nhiều chất xơ. Điều này là không công bằng và bé sẽ không có được chút hứng thú nào với các loại rau củ khi chứng kiến bố mẹ mình cũng không thích ăn loại thực phẩm này.

Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau">cho bé ăn rau
thì tốt hơn.

Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.

Các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau đấy mẹ nhé.

Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.

Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cho-be-an-rau-can-nhung-quy-tac-nao-11766.html)

Tin cùng nội dung

  • Trước tiên,là làm cho nạn nhân nôn ra cho hết thức ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm sau đây có thể giúp làm sạch dạ dày, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Mẹo chi tiêu rau củ giúp bạn bạn không tốn nhiều chi phí để có được rau củ . Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…