Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Cho con đi vệ sinh, bà mẹ kinh hoàng khi thấy một con rắn từ dưới lỗ thoát nước của bồn cầu lao lên cắn bé

Lúc đó khoảng 5 giờ sáng, chị đưa con đi vệ sinh thì sự việc xảy ra.

Mới đây, cư dân mạng Thái Lan bỗng một phen hoảng hốt khi một người dùng facebook tên là Audy Punnada Leung-Aram lên tiếng cảnh báo sau khi con gái 4 tuổi của chị bị rắn từ trong lỗ thoát nước của toilet chui lên cắn trong khi đi vệ sinh.

Theo lời người mẹ kể thì gia đình chị sống ở chung cư gần ga tàu On Nut. Khoảng 5 giờ sáng ngày 1/8, chị Audy đưa con gái vào nhà vệ sinh và đặt con ngồi trên bệ của bồn cầu. Sau khi nhấc con lên, một con rắn từ lỗ thoát nước đã lao lên cắn bé gái rồi nhanh chóng biến mất trong đường cống.

Nghe tiếng la hét của vợ, chồng chị Audy vội chạy vào nhà vệ sinh và cố gắng hút nọc độc từ vết thương. Sau đó, hai vợ chồng vội vàng chờ con đến bệnh viện cấp cứu. May mắn là các bác sĩ xác nhận đây là rắn không độc. Tuy nhiên, sự việc này đã gây chấn động tâm lý khiến bé gái ám ảnh sợ hãi mỗi khi đi vào nhà vệ sinh.

Vậy làm thế nào để phòng tránh và xử lý khi trẻ bị rắn cắn?

Thông thường rắn sẽ chọn sống ở những nơi rậm rạp, hang hốc để tránh bị kẻ thù phát hiện, nhưng cũng có một số loài rắn sống ở dưới nước, và đường cống chính là môi trường thuận lợi của loài rắn này vì dưới đó có rất nhiều chuột. Vô tình trong khi tìm bắt chuột, "bé Na" đã chui vào đường thoát nước của gia đình và ẩn nấp ở đó. Thế nên, chuyện rắn xuất hiện trong lỗ thoát nước của bồn cầu cũng không quá khó hiểu.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên bình tĩnh đóng nắp bồn cầu lại và gọi ngay cho các công ty bắt rắn tại nhà để được giúp đỡ.

Ngoài ra,nếu chẳng may trẻ bị rắn cắn, ngay lập tức cha mẹ phải:

- Trấn an trẻ, tuyệt đối không cho trẻ cử động vì điều này sẽ làm nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn.

- Cởi bỏ đồ trang sức ở tay hoặc chân bị cắn.

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường) bằng cách dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc khăn, quần áo bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Sau đó, dùng miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,... cố định chân, tay bị cắn lại. Lưu ý là cha mẹ chỉ nên băng chặt một cách tương đối, nghĩa là vẫn còn sờ thấy động mạch đập. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

- Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.

- Cuối cùng là đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt nhưng vẫn phải duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim. Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân, tay thì có thể để thõng chân, tay xuống.

Nguồn: Asiaone

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cho-con-di-ve-sinh-ba-me-kinh-hoang-khi-thay-mot-con-ran-tu-duoi-lo-thoat-nuoc-cua-bon-cau-lao-len-can-be-2020080816095699.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY