Dinh dưỡng hôm nay

Chọn sữa phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ

Sữa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi vì trong sữa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cũng như mọi hoạt động của cơ thể.
Sữa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi vì trong sữa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cũng như mọi hoạt động của cơ thể. Chất đạm trong sữa dễ hấp thu. Tuy nhiên, trẻ ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi cần liều lượng, loại sữa, cách uống như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Trẻ sơ sinh mới chào đời thì thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho bé là sữa mẹ. Bộ máy tiêu hóa còn non nớt nhưng trẻ đã có thể hoàn toàn hấp thu và chuyển hóa tốt sữa mẹ. Sữa mẹ còn giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật mà không có một loại sữa nào có thể thay thế được.

Nhưng trên thực tế, cũng có một số trường hợp bà mẹ bị bệnh không thể cho con bú được hoặc một số bà mẹ thiếu, hoặc không có sữa thì đành phải cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ nhỏ. Vì vậy, các bạn nên nắm được một số lưu ý khi cho bé uống sữa tùy theo độ tuổi của bé.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Dùng các loại sữa công thức I: Đặc điểm của các loại sữa này là có thành phần các chất dinh dưỡng gần với sữa mẹ, các chất dinh dưỡng ở các tỷ lệ cân đối hợp lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở trẻ, ít gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Ở lứa tuổi này không nên dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem hoặc các loại sữa bột công thức dành cho trẻ trên 6 tháng. Khi mua sữa thì phải xem hạn dùng và pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, chỉ nên dùng nước để pha (nước đun sôi để nguội bớt) không được dùng nước sôi hoặc đun sôi sữa vì sẽ làm mất hoặc hao hụt các vitamin và khoáng chất có trong sữa. Số lượng sữa uống hàng ngày tùy theo từng tháng tuổi:

Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi): 60-80ml/ bữa x 7-8 bữa/ngày (500-600ml/ngày).

Trẻ từ 2-4 tháng tuổi: 100-120ml/bữa x 6-7 bữa/ngày (700-800ml/ngày).

Trẻ 5-6 tháng: 150-180ml/bữa x 5-6 bữa/ngày (800-1.000ml/ngày).

Đối với trẻ 6-12 tháng

Ngoài các bữa ăn bổ sung như bột, cháo xay, trẻ vẫn cần phải uống thêm 500-600ml sữa/ngày, chia làm 3-4 bữa tùy theo mức độ uống của trẻ.

Giai đoạn này dùng sang công thức sữa loại II. Sữa loại này có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn sữa công thức loại I, nhất là chất đạm để phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ">phát triển của trẻ, nếu vẫn cứ dùng sữa công thức I thì trẻ sẽ chậm lớn do thiếu chất đạm. Cũng như sữa loại I, khi pha sữa chỉ nên dùng nước ấm và pha theo tỷ lệ đã hướng dẫn.

Trẻ từ 1 - 5 tuổi

Chế độ ăn chính hàng ngày là cháo, cơm, mì, súp, bún, phở... trẻ vẫn cần 400-500ml sữa/ngày, lúc này có thể dùng tất cả các loại sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi, sữa bò tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành, sữa chua.

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở (6-14 tuổi)

Ngoài chế độ ăn hàng ngày vẫn cần cho trẻ uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, nhất là những trẻ không chịu ăn tôm, cua, cá hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ để chọn các loại sữa cho phù hợp.

Nếu trẻ phát triển bình thường thì có thể uống các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi tiệt trùng, sữa đặc có đường... nhưng nếu trẻ ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì lại chỉ được dùng các loại sữa bột tách bơ, sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường và một số lượng không quá 300-400ml/ngày. Còn đối với trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì lại chọn các loại sữa giàu năng lượng (sữa đặc biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng), khi pha có đậm độ năng lượng là 1ml cung cấp 1kcal và các loại sữa này chứa nhiều các vi chất dinh dưỡng hơn, giúp cho trẻ mau chóng phục hồi dinh dưỡng, số lượng uống không hạn chế, có thể uống 500-800ml/ngày.

ThS. BS. Lê Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chon-sua-phu-hop-tung-giai-doan-phat-trien-cua-tre-20543.html)

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY