Theo báo cáo của Bộ Y tế (chỉ tính riêng đợt dịch thứ tư này), đến 18 giờ ngày 28/6 cả nước ghi nhận 13.189 người mắc Covid-19 tại 48 tỉnh, thành phố, trong đó có 42 người ch*t liên quan đến Covid-19. Nhìn vào bức tranh tổng thể thì tình hình dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh đã dần được kiểm soát, nhưng khu vực phía nam, nhất là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang đang là điểm nóng về dịch; các tỉnh miền trung như Phú Yên, Ninh Thuận, Nghệ An và cả các tỉnh, thành phố phía bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình… diễn biến dịch cũng đang nóng dần.
Thực tế đó đòi hỏi các địa phương phải huy động mọi lực lượng, tập trung khoanh vùng và xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế thấp nhất khả năng lây lan. do vi-rút biến chủng làm cho khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn, cho nên ngành y tế và các lực lượng liên quan ở địa phương cần tiếp tục duy trì thần tốc truy vết để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. việc truy vết cần phải nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, như vậy mới có thể chiến thắng. ðồng thời triển khai quyết liệt hơn công tác xét nghiệm. bộ y tế đã có hướng dẫn cụ thể khu vực nào cần xét nghiệm toàn dân, khu vực nào chỉ xét nghiệm những đối tượng nguy cơ… các chuyên gia khuyến cáo, không riêng tp hồ chí minh, mà những địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao cũng cần tăng cường xét nghiệm, triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, đây là mấu chốt quan trọng để kiểm soát dịch. khi xét nghiệm ra ca dương tính với sars-cov-2, ngay lập tức đưa mầm bệnh, nguồn lây ra khỏi cộng đồng để chặn nguồn lây tại đây.
Ðáng chú ý, dịch vẫn đang tiếp tục có xu hướng lan rộng. do vậy các địa phương cần thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 đã được nhấn mạnh nhiều lần. ðó là việc bám sát tình hình, thực hiện linh hoạt giãn cách xã hội, khoanh vùng, phong tỏa theo mức độ nguy cơ. trong trường hợp chưa khoanh được hẹp ngay thì khoanh vùng rộng nhưng phải làm rất nghiêm để tập trung lấy mẫu xét nghiệm nhanh, khi xác định được đúng các ổ dịch, nguồn lây thì thu hẹp khu vực phong tỏa, đúng trọng tâm, trọng điểm, dồn toàn lực dập trong thời gian nhanh nhất. tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chặt ngoài, lỏng trong làm cho lây nhiễm chính trong khu cách ly, phong tỏa… ðặc biệt, trong chuyến kiểm tra, chỉ đạo và họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch cuối tuần qua tại các tỉnh phía nam, thủ tướng phạm minh chính đã yêu cầu các địa phương tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, dập tắt đợt dịch này càng sớm càng tốt. ðể làm được điều đó, cả hệ thống chính trị cần nỗ lực hơn, quyết tâm cao hơn, hiệu quả cao hơn nữa với tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt.
Ngay cả những tỉnh chưa có dịch cũng cần xây dựng kịch bản cụ thể, chi tiết về phòng, chống dịch, không để xảy ra bị động, lúng túng khi có ca Covid-19 xuất hiện trên địa bàn.
Ðoàn viên thanh niên huyện Thanh Chương (Nghệ An) quyên góp hàng hóa, nhu yếu phẩm gửi đến TP Vinh để xây dựng Gian hàng O đồng tại các khu vực bị phong tỏa. Ảnh: TIẾN ÐÔNG
Ðể thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế thì các địa phương cần có những biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập vào các khu công nghiệp. theo bộ trưởng y tế nguyễn thanh long, tình hình dịch tại các tỉnh phía nam, nhất là tại tp hồ chí minh, tỉnh bình dương và một số địa phương lân cận là rất lo ngại. tại tp hồ chí minh tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây vì dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm dẫn đến việc tìm ra nguồn lây rất khó khăn. chính vì thế, nguy cơ lây nhiễm dịch covid-19 vào các khu công nghiệp là rất lớn do mật độ công nhân lao động cao, trong khi điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp. bộ y tế đã đặt trọng tâm trong phòng, chống dịch tại khu vực này, nhất là ở tp hồ chí minh, bình dương, ðồng nai và các tỉnh lân cận có khu công nghiệp là phải tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch tại khu công nghiệp. hơn lúc nào hết, chính các địa phương cần ưu tiên kiểm soát tốt tình hình dịch tại các khu công nghiệp bằng những giải pháp cụ thể, theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Theo sự phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 của Bộ Y tế, nhiều địa phương đang triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng ưu tiên. Rút kinh nghiệm trong triển khai tại TP Hồ Chí Minh, các địa phương chuẩn bị chu đáo và có phương án bảo đảm tốc độ tiêm theo yêu cầu. Mặt khác cần chia nhỏ các điểm tiêm, tổ chức tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm… dễ làm tăng nguy cơ lây nhiễm tại chính điểm tiêm vắc-xin.
Các chuỗi lây truyền tại khu vực phía nam hiện nay ghi nhận chủ yếu tại các hộ gia đình, nơi ăn uống chung, văn phòng cao ốc. Gần đây có thêm lây lan trong khu xóm, nhà máy, xí nghiệp, khu vực chợ đông người. Ðây đều là nơi diễn ra các hành vi nguy cơ cao, như: giao lưu đi lại nhiều, tụ tập đông người; ở lại lâu trong môi trường, không gian kín, kém thông khí, nói to, nói trong khoảng thời gian dài... Do đó, người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Ðể kiểm soát tình hình và hạn chế lây lan, người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khuyến cáo 5K, được như vậy thì cho dù là biến thể nào của SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan.
Ðiều quan trọng nữa là từng bước nâng cao miễn dịch cộng đồng bằng cách tăng độ bao phủ vắc-xin. Việc tiêm chủng sớm và đủ liều sẽ giúp có được miễn dịch đầy đủ, bảo vệ bản thân, góp phần tạo miễn dịch cộng đồng và giảm nguy cơ lây lan cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
GS, TS Phan Trọng Lân
Viện trưởng Pasteur TP Hồ Chí Minh