Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Chồng làm đơn đề nghị xét nghiệm quan hệ huyết thống giữa vợ và con gái chỉ vì một nhầm lẫn nho nhỏ trong quá khứ

Một người mẹ đã làm xét nghiệm huyết thống với sự hỗ trợ của chồng. Rốt cuộc là có chuyện gì đang xảy ra?

Thường khi nói về vấn đề giám định quan hệ huyết thống, chắc hẳn mọi người đều nghĩ nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng. Nhưng ở thị xã Dư Diêu, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc một người mẹ đã đề nghị làm xét nghiệm với sự hỗ trợ của chồng. Rốt cuộc là có chuyện gì đang xảy ra?

Mọi việc bắt đầu hơn 10 năm trước, năm 2005, sau 3 tháng được mai mối và quen nhau, người đàn ông họ Tôn đã tổ chức hôn lễ với cô gái họ Hạ. Tuy nhiên, lúc này họ chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2010, cả 2 vì đứa con mới ra đời mà làm các thủ tục pháp lý hợp thức hóa hôn nhân của mình. Lúc đó, cô Hạ đã trở về nhà mẹ đẻ lấy các giấy tờ để làm thủ tục, nhưng lại lấy nhầm chứng minh nhân dân của em gái. Bởi vì 2 chị em rất giống nhau nên cán bộ dân chính không phát hiện sự việc, đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho họ.

Trên giấy tờ, con gái của cô Tôn lại là con gái hợp pháp giữa chồng cô và em ruột.

Sai sót trong thông tin đăng ký kết hôn dẫn đến các giấy tờ liên quan như hộ khẩu, giấy khai sinh của con gái,... đều sai lệch. Theo đó, trên giấy tờ, con gái của cô Tôn lại là con gái hợp pháp giữa chồng cô và em ruột cô. Ban đầu, họ cho rằng việc này không có vấn đề gì nên không muốn thay đổi.

Mãi đến năm 2019, anh Tôn phát hiện bản thân đang bệnh nặng và không còn sống được lâu nữa. Lúc này, anh mới quyết định thay đổi các giấy tờ liên quan đến cuộc hôn nhân của mình và con cái vì dễ dàng trong vấn đề thừa kế tài sản sau khi mất. Tuy nhiên, những yêu cầu thay đổi của anh đã bị từ chối.

Sau khi nhận được lời tư vấn pháp lý từ thẩm phán tòa án, bí thư xã và hàng xóm, anh Tôn quyết định đi làm xét nghiệm quan hệ huyết thống, sau đó nộp đơn xin hủy giấy dăng ký kết hôn ban đầu. Rất may mắn, quá trình này diễn ra thuận lợi, mọi sai sót đã được "sửa" lại.

Theo Sina/Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/chong-lam-don-de-nghi-xet-nghiem-quan-he-huyet-thong-giua-vo-va-con-gai-chi-vi-mot-nham-lan-nho-nho-trong-qua-khu-20200119155748178.htm)
Từ khóa: huyết thống

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY