Tình yêu và giới tính hôm nay

Chồng tôi đờ đẫn với chiếc phong bì tới muộn của bố mẹ vợ

Hôm tân gia về nhà mới, bố mẹ em bận không tới dự được chỉ gửi lên từ hôm trước mấy con gà, chim bồ câu và ít thịt lợn sạch để em làm cỗ mời khách..., người vợ kể.

Bố mẹ, dù là nội hay ngoại đều thương con thương cháu, đều mong có thể giúp được con càng nhiều càng tốt. Chỉ là hoàn cảnh điều kiện được tới đâu sẽ ra sức tới đó. Vậy nhưng nhiều chàng rể lại mang vật chất ra làm thước đo so sánh tình cảm của đôi bên khiến không chỉ phụ huynh đau lòng mà ngay chính vợ các anh sẽ là người thất vọng nhất.

Anh chồng trong câu chuyện dưới đây cũng mắc phải sai lầm nghiêm trọng như vậy. Vì quá mệt mỏi với cách suy nghĩ thiển cận, ích kỷ của anh mà chị vợ đã lên mạng xã hội than thở: "Em kết hôn tính tới nay cũng gần 5 năm mà đúng là thật sự chẳng bao giờ có được 1 ngày sống thảnh thơi đầu óc với chồng.

Bài chia sẻ của người vợ

bố mẹ đẻ em không có điều kiện bằng bố mẹ chồng , không hay cho tiền bạc, vật chất được nhiều như bên nội nên chồng em hay móc máy bì tị. ngay như cưới, bố mẹ chồng trao chúng em 2 cây vàng, trong khi bố mẹ đẻ em chỉ trao mỗi đứa được chiếc nhẫn 2 chỉ. lúc nhận thì anh tươi cười niềm nở nhưng sau anh toàn móc máy, bóng gió bảo nhà ngoại mang tiếng có con gái gả đi mà hồi môn cho như không cho.

sau em sinh, các ngày của cháu như sinh nhật, tết thiếu nhi ông bà nội hay tặng quà lớn kiểu như lắc vàng, đồ chơi đắt tiền hoặc cho tiền mặt ít cũng vài triệu. bố mẹ em không có, chỉ chắt bóp đồ ăn ngon, sạch dành dụm cho cháu. chồng em không hề trân trọng tấm lòng của ông bà ngoại, toàn cằn nhằn bảo em đừng nhận đỡ mang tiếng.

Cũng vì chuyện này mà vợ chồng mâu thuẫn, căng thẳng nhiều lần nhưng anh vẫn giữ thái độ ấy, em toàn phải nhịn đi cho yên cửa yên nhà.

sau mấy năm cố gắng cách đây mấy tháng vợ chồng em quyết định mua 1 căn chung cư mới ở cho rộng rãi. bố mẹ chồng cũng ủng hộ cho gần 500 triệu mới đủ tiền lấy nhà. bố mẹ đẻ em không có gì cho, thi thoảng gọi điện lên, ông bà áy náy bảo không giúp đỡ gì cho các con được ông bà cũng suy nghĩ, lăn tăn trong lòng.

hôm tân gia về nhà mới, bố mẹ em bận không tới dự được chỉ gửi lên từ hôm trước mấy con gà, chim bồ câu và ít thịt lợn sạch để em làm cỗ mời khách. còn bố mẹ chồng em gần đó, ông bà sang từ sớm giúp con dâu. đặc biệt, họ còn mua cho chúng em chiếc tủ lạnh 2 cánh giá ngót ghét 40 triệu.

Lúc khách khứa ngồi ăn uống đông đủ, bạn chồng em quay sang nhìn chiếc tủ lạnh khen đẹp. Chồng em hồ hởi giới thiệu là quà của ông bà nội tặng. Rồi anh ấy bắt đầu kể công, kể của nhà nội cho không một lời nhắc tới nhà ngoại khiến em ngồi bên chạnh lòng kinh khủng. Đã thế, đến đoạn cuối chồng em lại quàng nhà ngoại vào câu chuyện với giọng nửa đùa nửa thật, cười cợt buông câu 'may vợ chồng mình còn có nhà nội đỡ cho chứ ngoại thì...'.

Em tím mặt, cảm giác muốn nổi khùng ngay với chồng song vì đang đông khách nên đành nhịn. Được cái mẹ chồng em biết ý, bà chẹp miệng nhắc con trai: 'Cái thằng, ăn nói lung tung. Nội hay ngoại đều thương con thương cháu hết. Chẳng qua ông bà thông gia dưới quê ít điều kiện hơn thôi'.

vừa đúng lúc em gái em sang. cũng may nó không kịp nghe những lời anh rể nói, không em muối mặt. nó đi vào nhà, hớn hở đưa cho vợ chồng em chiếc phong bì dày cộm trước mặt mọi người bảo: 'bố ốm, mẹ bận không lên được. anh chị về tân gia, bố mẹ bán đàn lợn gửi 20 triệu bảo em cầm lên đưa anh chị mua sắm thêm đồ đạc trong nhà'.

Em em vừa vào đại học, còn trẻ con, ăn nói không được khéo nhưng thật. Mọi người nghe trầm trồ khen ông bà ngoại tâm lý, hết lòng với con cháu thế con gì. Chồng em nhìn chiếc phong bì, mặt nghệt ra không nói thêm được câu nào.

Ảnh minh họa

Hết buổi tân gia, khách khứa về cả, em lẳng lặng dọn dẹp không đả động gì chuyện chồng nói với khách về nhà ngoại. Lúc sau chồng em chắc nghĩ áy náy, cũng biết mình sai nên tự động ra chỗ vợ nhận lỗi, bảo em là ông bà không có, vợ chồng không nhận tiền của ông bà. Để hôm nào về sẽ mang trả bố mẹ. Quan trọng là tấm lòng ông bà lúc nào cũng lo cho con cho cháu là quý nhất rồi. Nghe chồng nói vậy em mới nhẹ lòng đi được chút chứ không còn ấm ức".

Trong cuộc sống gia đình , không gì quan trọng bằng sự tôn trọng, đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại. Bởi nội ngoại có êm ấm vợ chồng mới hòa thuận, hạnh phúc được. Đặc biệt với phụ nữ, khi được chồng tỏ ra quan tâm săn sóc nhà ngoại, họ sẽ vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện mà ra sức chăm lo lại cho nhà chồng.

Theo Hải Hương/ Giadinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/yeu-tam/chong-toi-do-dan-voi-chiec-phong-bi-toi-muon-cua-bo-me-vo-1471821.html)

Tin cùng nội dung

  • Rất hiếm người nhận ra rằng thất bại của con trẻ bắt đầu từ những sai lầm của cha mẹ trong việc dạy dỗ con.
  • Hãy nhận đi: Bạn cũng mắc phải những lỗi này. Thực ra đó là chuyện thường tình, vì nhiều người khác cũng vậy. Nhưng nếu muốn cải thiện thực sự mối quan hệ giữa bạn với bọn trẻ, đã đến lúc bạn phải thay đổi.
  • Đừng bao giờ đợi đến một ngày nào đó rồi mới bộc lộ tấm lòng của mình, bởi có những chuyện nếu không làm hàng ngày, không làm từ bây giờ thì sẽ là quá muộn với chính bố mẹ chúng ta!
  • Có thể phụ huynh không ngờ rằng chính cách cư xử hết sức sai lầm của mình đang gián tiếp làm trẻ trở nên xấu tính và khó dạy bảo hơn.
  • Tương lai sẽ có những em bé được sinh ra từ một cha hai mẹ. Đây là kỹ thuật mới sử dụng ADN của 3 người trưởng thành.
  • Chuyện đi công tác với chúng tôi không có gì là lạ hay hiếm gặp cả. Một năm, đi dăm bảy lần là chuyện thường tình.
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Trải qua hơn 1 tháng chăm sóc mẹ trong bệnh viện Tim Hà Nội và từ những diễn biến bất ngờ trước, trong và sau ca mổ, tôi mới hiểu rằng vẫn còn bệnh viện không phong bì và rất nhiều những người bác sĩ, y tá tận tâm với bệnh nhân.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY