Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chữa bệnh bằng ... nước mía

Nước mía là nước giải khát rất quen thuộc có ở hầu khắp các tỉnh thành. Mùa hè nóng nực, uống cốc nước mía khiến bạn cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Tuy nhiên mía còn có nhiều công dụng quý với sức khỏe.

Mía chứa nhiều đường, chủ yếu là sucrose; các chất nitơ: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp,… Mía cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung nước trong trường hợp mất nước S*nh l* (lao động, nắng nóng) và bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...); tác dụng dự phòng đái tháo đường, ức chế sự phát triển u bướu; là nguyên liệu sản xuất đường cát, đường phèn.

Theo đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế, vị. tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu rắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. rễ mía tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chữa sỏi tiết niệu. dùng 500 - 1000g/ ngày, ép lấy nước. sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có nước mía.

Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bị sốt, khô họng, tiểu rắt.

nước mía gừng tươi: nước mía ép 50 – 100ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. uống nhấp từng ít một. trị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ra thức ăn dịch vị.

Nước mía gừng tươi trị trào ngược dạ dày thực quản

nước mía nóng: nước mía ép, đun cách thuỷ đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. dùng cho người bị nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà...).

cháo kê nước mía: nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. dùng tốt cho người viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.

nước mía ngó sen: nước mía 500 - 100g, ngó sen 500g. ngó sen nghiền ép vụn hoà lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp (tiểu rắt buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).

nước mía củ cải bách hợp: nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. uống trước khi đi ngủ. dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.

Nước mía củ cải bách hợp tốt cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.

Ngũ trấp ẩm: nước lê, nước mã thầy, nước lô căn, nước mạch môn, nước giá đỗ, lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dich, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi).

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chua-benh-bang-nuoc-mia-20200601093119777.htm)

Tin cùng nội dung

  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY