Pháp luật hôm nay

Chưa đăng ký kết hôn thì có được gặp chồng đang bị công an tạm giam không?

Tôi và anh ấy vừa mới tổ chức lễ kết hôn nhưng chưa kịp đăng ký kết hôn thì anh ấy bị Công an tạm giam. Khi tôi đến xin gặp thì cán bộ Công an không cho vì tôi không phải là người thân, tôi muốn hỏi rằng như vậy có đúng không? Mong Tòa soạn Phụ nữ Pháp luật sớm phản hồi. Tôi xin trân thành cảm ơn!

(Người hỏi: Phương Thảo, Thái Bình)

Trả lời:

Cảm ơn Quý độc giả đã gửi câu hỏi đến Tòa soạn Phụ nữ & Pháp luật. Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy độc giả, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi có một số trao đổi như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu do Bộ trưởng Bộ công an ban hành thì:

“1. Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.”

Đối chiếu khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định như sau: “Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.”

Như vậy, chỉ những thân nhân của người bị tạm giữ, tạm gian nên trên có quyền đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam.

Bên cạnh đó, khi thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA, cụ thể như sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Theo thông tin mà Chị cung cấp thì Chị và Chồng mình đã tổ chức lễ kế hôn nhưng chưa đăng ký kết tại Ủy ban nhân dân, đối chiếu theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Do đó, trên phương diện pháp lý thì Anh và Chị vẫn chưa phải là vợ, chồng hợp pháp, chính vì vậy, Chị không là nhân thân được tại khoản 8, Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để có thể được thăm gặp người tạm giữ, tạm giam là người mà chị cho rằng là “chồng” của mình khi không có giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Tư vấn bởi Nguyễn Thị Sương - Công ty Luật FDVN

Hai gia đình làm Hai gia đình làm "sui gia kép" có được không?

Tòa soạn Phụ nữ & Pháp luật cho em biết nếu sau này chúng em kết hôn thì có trái pháp luật không? Em cảm ơn.

Công an được khám xét nhà trong trường hợp nào?

Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu chưa được đồng ý. Vậy, công an được khám xét chỗ ở trường hợp nào?

Hải Sơn

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.nguoiduatin.vn/chua-dang-ky-ket-hon-thi-co-duoc-gap-chong-dang-bi-cong-an-tam-giam-khong-546573.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY