Kinh tế xã hội hôm nay

Chưa kiểm soát được thực phẩm chức năng xách tay

Ban chỉ đạo 389 cho rằng, tình trạng kinh doanh thực phẩm chức năng “xách tay” chưa được kiểm soát tạo cơ hội cho hàng giả, hàng nhái lưu hành. Theo Bộ Y tế, có tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm về kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như quảng cáo quá mức, sử dụng hình, uy tín cơ sở y tế, nhân viên y tế...

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) cho biết, tình trạng kinh doanh thực phẩm chức năng “xách tay” chưa được kiểm soát tạo cơ hội cho kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái lưu hành.

Bên cạnh đó Bộ Y Tế chỉ ra tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm về sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe (sản phẩm giảm cân, S*nh l* nam, ăn ngon, ngủ ngon...); quảng cáo quá mức, quảng cáo mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo như Thu*c chữa bệnh, sử dụng hình, uy tín cơ sở y tế, nhân viên y tế...


Lực lượng chức năng đang thu giữ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng xách tay. Ảnh minh họa

Trước đây, báo Sức khỏe &Đời sống đã có bài viết về việc các cá nhân, cơ sở kinh doanh lợi dụng hình ảnh nhà khoa học, bác sĩ để quảng cáo bán Thu*c tràn lan trên mạng.

Theo Ban chỉ đạo 389, tình trạng quảng cáo trên các trang mạng xã hội; Youtube; facebook; zalo, trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong quản lý nội dung quảng cáo, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm.

Một số cơ quan phát hành quảng cáo thực hiện chưa đúng quy định về quảng cáo dẫn đến tình trạng đăng tải một số nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký hoặc đăng tải những nội dung quảng cáo chưa được thẩm định của cơ quan y tế.

Vì vậy, bên cạnh công tác tăng cường kiểm tra, xử lý, Bộ Y Tế công khai các thông tin liên quan đến đình chỉ, thu hồi Thu*c, mỹ phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường, công văn thu hồi số công bố sản phẩm mỹ phẩm, thu hồi Thu*c, mỹ phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường, công văn thu hồi số công bố sản phẩm mỹ phẩm được cập nhật liên tục trên Website của Cục Quản lý Dược, Tạp chí Dược. Kết quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, công khai cơ sở vi phạm được cập nhật trên website của Bộ Y tế (Cục Quản lý dược, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền).

Thực hiện theo quy định của pháp luật về việc công bố công khai các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành 36 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thực hiện công bố công khai trên website của Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) theo quy định. Nội dung công bố công khai bao gồm: Tên và địa chỉ của tổ chức/ cá nhân vi phạm, hành vi vi phạm, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.


Hình ảnh GS Nguyễn Lân Dũng bị lấy quảng cáo bán Thu*c

Ngoài ra, đối với vi phạm về quảng cáo, trường hợp doanh nghiệp không thừa nhận các quảng cáo đó là do doanh nghiệp đăng thì Bộ Y tế đăng thông tin trên trang website của Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để thông báo đến người tiêu dùng biết tránh mua sản phẩm đó trên các trang website đã nêu.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2012 của Chính phủ, Quyết định số 05/CĐ-BCĐ389 ngày 23/9/2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị Thu*c y học cổ truyền...

Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng liên quan (công an, thị trường, hải quan,…) trong công tác kiểm tra, kiểm soát, trong đó tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược liệu, vị Thu*c y học cổ truyền.

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Công Thương (Quản lý thị trường, quản lý thương mại điện tử) thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm về quảng cáo, hàng giả, hàng nhái, không bảo đảm an toàn thực phẩm, hàng xách tay, bán hàng onlne vi phạm, xử lý các đơn vị phát hành quảng cáo sai quy định v.v...

Tăng cường tuyên truyền để cộng đồng hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan phát hành quảng cáo, yêu cầu chỉ quảng cáo cho các sản phẩm đã được thẩm định nội dung và quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/co-nhieu-ca-nhan-doanh-nghiep-quang-cao-qua-muc-san-pham-su-dung-uy-tin-cua-nhan-vien-y-te-khong-phep-n162135.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY