Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuột rút bắp chân không đơn giản chỉ là phản ứng của cơ thể, nó còn là dấu hiệu của 5 loại bệnh tật mà mắt thường khó nhìn ra được

Chuột rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi cơ thể không hoạt động như khi ngủ. Đó là phản ứng bình thường song cũng là dấu hiệu của 5 vấn đề bệnh tật đang tiềm ẩn trong cơ thể.

Chuột rút bắp chân là cơn đau xuất phát từ cơ bắp chân, do sự co thắt cơ bắp khi một vận động trong cơ bắp quá phức tạp. nó thường xảy ra ở bắp chân, dưới và phía sau đầu gối. thông thường một cơn đau chuột rút bắp chân sẽ xảy ra trong bòng vài phút, cản trở đến sinh hoạt hàng ngày và làm mất ngủ.

Tuy là một hiện tượng S*nh l* bình thường khi bạn vận động mạnh, nhưng theo giới y học thì nó cũng là một dấu hiệu rõ rệt của nhiều loại bệnh khác nhau. thế nên, các chuyên gia tại trang qq đã "bóc trần" sự thật về việc chuột rút bắp chân còn có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn bạn nghĩ:

1. Thiếu canxi

Thiếu canxi luôn là yếu tố gây bệnh hàng đầu khi mắc phải chuột rút bắp chân. lúc này nồng độ canxi trong máu bệnh nhân rất thấp, từ đó làm cơ bắp dễ ở trạng thái hưng phấn và gây co thắt ở bắp chân. đặc biệt người già rất hay mắc phải vì lúc này cơ thể họ không còn khả năng hấp thụ canxi nữa.

2. Sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục vất vả, một lượng lớn axit lactic sẽ được dồn vào cơ bắp, gây đau nhức và dẫn đến chuột rút bắp chân. thế nên, sau khi tập thể dục bạn cần phải xoa bóp hoặc kéo căng cơ chân để thư giãn và tăng cường lưu thông máu, từ đó làm giảm nguy cơ bị chuột rút.

3. Đổ mồ hôi quá nhiều và bị kích ứng lạnh

Khi đổ mồ hôi quá nhiều, cơ thể sẽ bị mất đi lượng lớn các loại muối vô cơ như canxi và kali. tầm quan trọng của các loại muối này là không phải bàn cãi, bởi nó đóng nhiệm vụ duy trì chức năng bình thường của thần kinh cơ bắp. nếu bị thiếu hụt quá nhiều, cơ thể sẽ bị kích thích và gây ra chuột rút bắp chân.

Không chỉ vậy, thời tiết quá lạnh cũng làm cơ thể bị kích ứng, gây co cơ và dẫn đến chuột rút. vậy nên phải đảm bảo bổ sung đủ canxi và giữ ấm cơ thể vào đông.

4. Bệnh mạch máu

Chế độ ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, hút Thu*c lá, ăn thực phẩm xấu sẽ làm hỏng mạch máu. từ đó gây nên các bệnh về mạch máu như xơ cứng động mạch, thu hẹp khoang mạch máu, huyết khối… lúc này, cơ thể không cung cấp đủ máu và oxy cho các chi dưới, để rồi chân bị tê cứng và chuột rút bắp chân. ngoài ra, khả năng lưu thông máu giảm do các bệnh mạch máu đã ngăn chặn các chất chuyển hóa của chân không bài tiết kịp thời.

5. Các bệnh khác

Theo các chuyên gia cho biết, các bệnh như đột quỵ, động kinh hay vô vàn các loại bệnh khác đều có thể khiến cơ bắp mất đi khả năng bảo vệ của nó, dẫn đến chuột rút bắp chân. bên cạnh đó, tư thể ngủ và ngồi không chuẩn sẽ nén các dây thần kinh và mạch máu ở chân, làm chúng bị tắc nghẽn và gây ra chuột rút.

Khi bị chuột rút bắp chân, phải làm sao?

Ngoài việc tìm ra nguyên do và chữa trị, bạn cũng có thể áp dụng một vài biện pháp sau để điều trị chuột rút bắp chân, tránh trường hợp bệnh xấu thêm:

- Khi cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, khi đó triệu chứng đau sẽ giảm đi rất nhiều.

- Trước khi đi ngủ, cần phải căng cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ.

- Bạn có thể sử dụng một vài loại Thu*c bổ sung canxi, kali và magiê cho cơ thể, nhưng cần phải có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ.

- Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 – 2 lít nước.

- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập.

- Tránh rơi vào căng thẳng và stress.

- Nên ăn nhiều rau hơn trong bữa chính, bổ sung thêm hoa quả giàu Vitamin để cung cấp cho cơ thể.

Theo QQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuot-rut-bap-chan-khong-don-gian-chi-la-phan-ung-cua-co-the-no-con-la-dau-hieu-cua-5-loai-benh-tat-ma-mat-thuong-kho-nhin-ra-duoc-20200104161129092.chn)

Tin cùng nội dung

  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Tôi 53 tuổi, gần đây khi nằm ngủ ban đêm hay bị chuột rút, có khi một đêm bị đến 2 - 3 lần. Xin hỏi Mangyte đó là bệnh gì và nên đi khám ở khoa nào, có cần xét nghiệm gì không? Cảm ơn Mangyte! (Quang Long - quận 8, TPHCM)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY