Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyện 1 kíp trực của nữ điều dưỡng chăm sóc các ca COVID-19 phải thở ô-xy

MangYTe – Với bệnh nhân nhiễm COVID-19, nhất là những bệnh nhân đang ở thể nặng, các bác sĩ, điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ) phải chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2) hiện đang có 1 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nặng, phải thở oxy và một bệnh nhân cao tuổi nhiễm COVID-19.

Chị Đỗ Thị Huế (27 tuổi) là điều dưỡng viên gần như trẻ tuổi nhất tại Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ.

Mặc dù đã có hơn 4 năm trong vai trò điều dưỡng viên nhưng chưa khi nào, chị Huế phải xa gia đình lâu như ở thời điểm này. Bởi từ khi bước vào giai đoạn 2 chống dịch COVID-19, chị Huế và vị hôn phu chính thức chăm sóc nhau qua… điện thoại sau chưa đầy 5 tháng "về một nhà".

Bác sĩ và các điều dưỡng viên điều trị, chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: NVCC

Theo chị Huế, tổ điều dưỡng tại khoa Cấp cứu có 15 điều dưỡng viên. 15 điều dưỡng phân chia thành 3 ca 4 kíp trực trong ngày. Một kíp trực sẽ có 3 điều dưỡng và 1 bác sĩ.

Chị Huế cho biết, bác sĩ và điều dưỡng không chỉ mặc bộ đồ bảo hộ cồng kềnh trong suốt quá trình làm việc mà tất cả những tư trang cá nhân cũng đều phải được bảo bộ. Như điện thoại cũng phải để trong túi bóng kín được khử khuẩn trước và sau khi ra khỏi phòng điều trị bệnh nhân COVID-19.

"Đêm nay, kíp trực của tôi có 3 chị em điều dưỡng. Ca trực của tôi bắt đầu từ 19h tối kéo dài đến 7h sáng ngày hôm sau. Đợt này, nhiều bệnh nhân được công bố khỏi COVID-19 nên chúng tôi đỡ vất vả hơn thời điểm bước vào giai đoạn 2 dịch COVID-19. Bởi những bệnh nhân khỏi COVID-19 và bệnh nhân ở thể nhẹ thì điều dưỡng chỉ phải hỗ trợ phần nào, còn những bệnh nhân ở thể nặng, phải thở ô-xy hoặc bệnh nhân cao tuổi thì chúng tôi phải chăm sóc toàn diện", chị Huế cho hay.

Nhân viên y tế Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp chuẩn bị bắt đầu ca làm việc tại phòng điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: NVCC

Chị Huế cho biết: "Khoa Cấp cứu hiện nay có 1 bệnh nhân ở thể nặng, phải thở ô-xy. Bệnh nhân này là con dâu của bệnh nhân thứ 2 nhiễm COVID-19 tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra có một bệnh nhân cao tuổi nhiễm COVID-19. Với 2 bệnh nhân này, chúng tôi không chỉ là thay người nhà chăm sóc hỗ trợ vệ sinh cá nhân như thay bỉm, rửa mặt, bón đồ ăn… mà chúng tôi phải động viên tinh thần.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nặng có sức khỏe khá yếu và gần như không quan tâm đến bữa cơm hàng ngày, nên có những bữa ăn, chúng tôi phải ngồi bên để an ủi, động viên cho đến khi bệnh nhân ăn hết suất cơm. Bởi bệnh nhân phải đảm bảo dinh dưỡng mới có sức đề kháng để chiến thắng dịch bệnh".

"Thậm chí, chúng tôi phải đưa bệnh nhân đi chụp CT phổi vào lúc nửa đêm để theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân. Như với bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nặng, phải thở ô-xy cả ngày nên chúng tôi vừa đưa bệnh nhân đi chụp CT phổi, cũng rất vui là tình trạng của bệnh nhân đang tiến triển rất khả quan", chị Huế cho hay.

Nhân viên y tế khoa Cấp cứu đưa bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nặng chụp CT phổi lúc nửa đêm. Ảnh: NVCC

Cùng kíp trực với chị Huế, chị Nguyễn Thị Hương (30 tuổi) chia sẻ, khi bắt đầu ca làm việc, việc phải làm đầu tiên là bàn giao hồ sơ bệnh nhân. Điều dưỡng viên phải chú ý và nắm được tình trạng của tất cả các bệnh nhân trong kíp trực, như cần chú ý gì, theo dõi gì, chỉ số sinh tồn ra sao, hoặc cần bổ sung nước, sữa, thay đổi tư thế nằm…

Chị Hương cho biết: "Cũng là bệnh nhân nhưng chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 vất vả hơn cả, chúng tôi phải thay người nhà làm hết những công việc liên quan đến bệnh nhân, dù là nhỏ nhất. Thậm chí, những bệnh nhân nặng lo lắng về tình hình thể trạng của họ, chúng tôi cũng sẵn sàng giải đáp để trấn an tinh thần bệnh nhân. Còn những bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ hoặc trung bình thì gần như, các bệnh nhân không hỏi chúng tôi. Bởi họ tin tưởng vào việc điều trị và chăm sóc của y bác sĩ".

Là những người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân từ thể chất đến tinh thần, điều mà các điều dưỡng viên tại khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ thấy vui nhất không chỉ là những lời an ủi, động viên, tiếp sức từ bệnh nhân, mà chính là nhìn thấy những bệnh nhân của mình khỏe mạnh từng ngày.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở khoa Cấp cứu. Ảnh: NVCC

Nhân viên y tế bón đồ ăn cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: NVCC

Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại khoa Cấp cứu. Ảnh: NVCC

Phút chợp mắt trong kíp trực đêm của chị Đỗ Thị Huế, điều dưỡng viên Khoa Cấp cứu. Ảnh: NVCC

Tập thể điều dưỡng viên Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2. Ảnh: NVCC

Bảo Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/chuyen-1-kip-truc-cua-nu-dieu-duong-cham-soc-cac-ca-covid-19-phai-tho-may-20200412235856001.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY