Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia: Anh không kịp thời hành động dù được cảnh báo trước

Trung Quốc và Italy đã phát đi những cảnh báo về COVID-19, nhưng các chính trị gia Anh và cố vấn của họ lại lãng phí thời gian quý báu, và sự lãng phí ấy sẽ phải trả giá bằng mạng sống con người.

Tờ The Guardian ngày 18/3 đã có bài viết chỉ trích sự chậm trễ của Chính phủ Anh trong việc ứng phó với dịch COVID-19 cho dù Trung Quốc và Italy đã phát đi những rõ ràng về sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2. Các chính trị gia Anh và cố vấn của họ lại lãng phí thời gian quý báu, và sự lãng phí ấy sẽ phải trả giá bằng mạng sống con người.

Lời cảnh báo từ Trung Quốc

Ngày 24/1, các bác sỹ và nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên mô tả về một căn bệnh mới do chủng mới của virus corona gây ra. Họ nói về một loạt các ca viêm phổi kỳ lạ xuất hiện vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.

Vào thời điểm đó, người ta đã xác định được 800 ca bệnh mới. Virus đã lan truyền tới Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Báo cáo được công bố trên tuần san y khoa Lancet cho biết phần lớn trong số 41 người được mô tả như trên xuất hiện những triệu chứng không cụ thể như ho và sốt. Hơn một nửa trong số họ bị khó thở. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là 1/3 bệnh nhân trong số này rơi vào tình trạng bệnh nghiêm trọng đến mức phải chuyển sang đơn nguyên chăm sóc đặc biệt.

Hầu hết họ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm phổi do virus: hội chứng suy hô hấp cấp. Một nửa trong số họ đã Tu vong.

Các nhà khoa học Trung Quốc không hề vòng vo. Họ viết: "Số người ch*t đang tăng lên nhanh chóng." Các nhân viên y tế nhất thiết phải được trang bị đồ bảo hộ cá nhân. Việc xét nghiệm virus cần được thực hiện ngay sau khi có chẩn đoán nghi ngờ.

Họ đi đến kết luận rằng bệnh này có tỷ lệ Tu vong cao, đồng thời kêu gọi giám sát cẩn thận loại virus mới này do "khả năng gây đại dịch" của nó.

Đó là vào tháng 1. Tại sao Chính phủ Anh phải mất tới 8 tuần mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh mà giờ đây được gọi tên là COVID-19?

Năm 2003, các quan chức Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề vì giữ bí mật về mức độ nguy hiểm của một bệnh virus mới: hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Đến năm 2020, thế hệ nhà khoa học mới của

Công trình chóng vánh và cặn kẽ của họ là một lời khẩn cấp gửi tới thế giới. Chúng ta nợ những nhà khoa học đó lời cảm ơn sâu sắc.

Chính phủ Anh phớt lờ lời cảnh báo từ Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhưng các cố vấn y tế và khoa học của Chính phủ Anh đã phớt lờ lời cảnh báo ấy. Họ chỉ chờ đợi và đứng nhìn, không rõ vì lý do gì.

Các nhà khoa học cố vấn cho các bộ trưởng Anh dường như cho rằng loại virus mới này có thể được điều trị tương tự như bệnh cúm. Graham Medley, một trong những chuyên gia cố vấn khoa học cho Chính phủ Anh, tỏ vẻ rành mạch đến mức khiến người khác khó có thể nghi ngờ.

Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Newsnight tuần qua, ông đã giải thích cách tiếp cận của Anh cho phép dịch bệnh bùng phát một cách có kiểm soát đối với một số lượng lớn người dân nhằm tạo ra "miễn dịch cộng đồng."

Các nhà khoa học Anh khuyến nghị làm theo kịch bản mà trong đó "phần lớn dân số miễn dịch với virus. Và cách duy nhất để phát triển môi trường miễn dịch như vậy, trong điều kiện không có vaccine, là để cho phần lớn dân số bị nhiễm bệnh."

Medley gợi ý rằng "trong điều kiện lý tưởng," Anh có thể cần tới "một đại dịch lớn" giữa những người ít bị tổn thương hơn. Ông nói: "Điều chúng ta phải tìm cách thực hiện là quản lý việc xây dựng miễn dịch cộng đồng và giảm thiểu sự phơi nhiễm của những người dễ bị tổn thương."

Patrick Vallance, cố vấn khoa học hàng đầu của chính phủ, gợi ý rằng mục tiêu là lây nhiễm cho 60% dân số Anh.

[Số ca nhiễm tăng 20%, Anh sẽ công bố chống dịch kiểu thời chiến]

Sau nhiều tuần không hành động, vào thứ Hai, Chính phủ Anh tuyên bố thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận, khẳng định rằng mô hình mới do các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia đã thuyết phục họ thay đổi kế hoạch ban đầu.

Nhiều cơ quan báo chí, mà dẫn đầu là BBC, đã đưa tin rằng "sự thay đổi trong hiểu biết khoa học" đã khiến Chính phủ Anh thay đổi cách phản ứng. Tuy nhiên, cách giải thích này là sai. Hiểu biết khoa học vẫn không có gì thay đổi kể từ tháng 1. Thay đổi nằm ở chỗ các cố vấn Chính phủ Anh rốt cuộc đã hiểu được những gì đã diễn ra ở Trung Quốc.

Quả thật, không cần tới những dự đoán mới được các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia đưa ra mới ước tính được tác động của cách tiếp cận tự mãn của Chính phủ Anh. Bất kỳ học sinh nào từng học môn Đại số cũng có thể thực hiện phép tính này.

Với tỷ lệ Tu vong là 1% trên 60% dân số khoảng 66 triệu người, Anh có thể sẽ phải đối mặt với gần 400.000 ca Tu vong. Làn sóng lớn các bệnh nhân mắc bệnh nặng nảy sinh từ chiến dịch này sẽ nhanh chóng khiến dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) bị quá tải.

Từ khi có báo cáo đầu tiên của Trung Quốc, các nhà khoa học xuất sắc nhất của Anh đã biết rằng

Virus đã nhanh chóng lan tới châu Âu.

Họ mô tả tình hình ở Italy như một thảm họa ngoài tầm kiểm soát. Họ viết: "Những cân nhắc này cũng có thể được áp dụng cho các quốc gia châu Âu khác có thể có số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh tương đương và những nhu cầu tương tự liên quan tới các ca nhập viện chăm sóc tích cực."

Tuy nhiên, Anh vẫn tiếp tục chiến lược khuyến khích dịch bệnh với mục tiêu "miễn dịch cộng đồng."

Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) tại cuộc họp báo về dịch COVID-19 ở London, ngày 17/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đã có một sai sót trầm trọng nào đó trong cách Anh đối phó với COVID-19. Chris Whitty, trưởng cố vấn y tế Anh, hay Patrick Vallance đều là những người rất đáng được tôn trọng. Đứng sau hỗ trợ cho họ là những nhà nghiên cứu tài năng nhất trên thế giới.

Nhưng bằng cách nào đó, các chính trị gia và có lẽ cả các chuyên gia chính phủ Anh đều đã mắc phải một sai lầm tai hại trong việc nhận ra những tín hiệu mà các nhà khoa học Trung Quốc và Italy đã gửi đi.

Anh có cơ hội và thời gian để học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, nước này đã bỏ lỡ những tín hiệu đó. Anh đã bỏ lỡ cơ hội.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus tỏ ra tuyệt vọng. Ông từng bị chỉ trích vì không tuyên bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp quốc tế sớm hơn. Nhưng khi ông làm vậy và kêu gọi số tiền khiêm tốn là 675 triệu USD để giúp WHO chống lại đại dịch toàn cầu đang ngày một bùng phát mạnh mẽ, những lời kêu gọi của ông đã bị bỏ ngoài tai.

Đến lúc nào đó, hậu quả hẳn sẽ đến. Anh giờ đây đang có những hành động đúng đắn để đánh bại đại dịch mới này. Nhưng họ đã đánh mất thời gian quý báu. Sẽ có những cái ch*t mà lẽ ra đã có thể ngăn chặn. Hệ thống đã thất bại mà không rõ vì sao.

Nhưng, khi đã ngăn chặn được dịch bệnh này, khi cuộc sống trở lại gần như bình thường, những câu hỏi khó khăn sẽ phải được đặt ra, và phải được trả lời. Vì Anh không thể thất bại thêm một lần nữa - nước này có thể sẽ không còn cơ hội thứ hai./.

My Nguyễn (Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/anh-khong-kip-thoi-ngan-chan-covid19-du-duoc-canh-bao-truoc/629392.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c ở nữ giới cao hơn nam giới. Chị em cần biết cách bảo vệ cũng như phát hiện bệnh sớm để có thể kịp thời điều trị.
  • Một em bé sơ sinh đã lấy nước mắt bao người ở TQ sau khi gan của em được lấy để cứu sống người bạn 10 tháng tuổi.
  • Đối với phụ nữ do kinh nguyệt, thể chất dễ khiến cho cơ thể bị thiếu máu ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Mùa hè được coi là mùa có nhiều T*i n*n và thương tích nhất, vì vậy mà việc nắm được các kỹ năng sơ cứu là rất quan trọng.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY