Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia Anh Nguyễn: Hệ tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của con?

Theo các nghiên cứu, hợp chất HMOs hỗ trợ hệ miễn dịch vượt trội thông qua sự thúc đẩy phát triển lợi khuẩn đường ruột, góp phần xây dựng nền tảng sức khỏe từ bên trong vững chắc cho trẻ.

Anh nguyễn, tác giả cuốn sách làm mẹ không áp lực được biết đến là một chuyên gia dinh dưỡng tin cậy của các bậc cha mẹ có con nhỏ tại việt nam. trên trang cá nhân, anh thường xuyên chia sẻ các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, giúp con phát triển khỏe mạnh. hôm nay, chuyên gia anh nguyễn sẽ trò chuyện về tầm quan trọng của sức khỏe hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch – hai yếu tố tạo nên nền tảng sức khỏe bên trong – tiền đề phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Chuyên gia Anh Nguyễn: Hệ tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của con? - Ảnh 1.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester, Vương quốc Anh. Anh là thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh và Hội đồng biên tập (Editorial Board Member) của Tập San Harvard Public Health Review, ĐH Harvard, Mỹ

Tại sao chúng ta cần xây dựng nền tảng sức khoẻ bên trong vững chắc ngay từ khi con còn nhỏ?

Chúng ta cần hiểu một đứa trẻ khỏe mạnh là một đứa trẻ đang tăng trưởng, đang khỏe mạnh, có khả năng nhận biết và phản ứng tốt với môi trường xung quanh. Thiếu 1 trong 3 yếu tố này không thể làm một đứa trẻ khỏe mạnh và ngược lại.

Cha mẹ thường quan tâm các loại thức ăn bổ dưỡng, giúp trẻ cao lớn và thông minh, nhưng lại ít biết rằng sức khỏe hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của trẻ. hệ tiêu hóa không khỏe sẽ dẫn đến việc hấp thu chất dinh dưỡng kém, tăng trưởng chậm và làm trẻ dễ nhiễm bệnh hơn. giáo sư santosham, đh johns hopkins, mỹ từng nhấn mạnh nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt nếu tiêu chảy thường xuyên (2-3 lần/năm) có thể gây giảm 8 cm chiều cao và 10 chỉ số iq ở độ tuổi 7-9 tuổi.

Chuyên gia Anh Nguyễn: Hệ tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của con? - Ảnh 2.

Thể trạng khoẻ mạnh giúp trẻ tận hưởng trọn vẹn mọi khoảnh khắc cuộc sống

Giống như não bộ, hệ miễn dịch sẽ dần phát triển đầy đủ thông qua học hỏi từ các tác nhân môi trường đến khi trẻ 7-8 tuổi. nếu làm tốt trước độ tuổi này, trẻ có khởi đầu thuận lợi và khỏe mạnh dài lâu hơn ở giai đoạn sau. thời điểm từ 6 tháng trẻ bắt đầu ăn đa dạng thực phẩm, lúc này việc tiêu hóa cũng như hệ vi sinh vật đường ruột sẽ phát triển dần. hệ vi sinh thường trở nên ổn định ở độ tuổi 2-3 tuổi. nó có vai trò quan trọng trong miễn dịch và chuyển hoá của cơ thể. do đó, cần phải xây dựng nền tảng sức khỏe từ bên trong vững chắc cho trẻ từ nhỏ.

Việc bổ sung dinh dưỡng muộn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ?

Dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt ở giai đoạn nhỏ có thể làm tuột mất cơ hội phát triển tối ưu của trẻ, thậm chí một vài ảnh hưởng có thể khó bù đắp lại được ở giai đoạn sau. Giai đoạn 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu ổn định về chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột - liên quan đến sự "mở" hay "tắt" nhiều bệnh mãn tính khi trẻ lớn.

Chuyên gia Anh Nguyễn: Hệ tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của con? - Ảnh 3.

Ăn uống đa dạng, cân bằng và lành mạnh trong giai đoạn này sẽ làm cho hệ vi sinh vật của trẻ phát triển ổn định và hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Anh thấy quan điểm dựa vào cân nặng hay chiều cao để đánh giá một đứa trẻ có khỏe mạnh, khôn lớn như thế nào?

Việc cha mẹ quan tâm đến những tăng trưởng bề ngoài không sai, nhưng chưa đủ. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong thông qua hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, chế độ ăn uống cân bằng, tiêm phòng đầy đủ, cùng lối sống lành mạnh và vận động hợp lý. Một đứa trẻ mập mạp, nhưng ít vận động, ít giao tiếp vui chơi thì đứa trẻ đó cũng không thể khỏe mạnh được.

Hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ dưới 6 tuổi so với ở người trưởng thành có những khác biệt gì?

Dung tích dạ dày trẻ 1 tuổi chỉ 200mL, 2 tuổi vào khoảng 500mL, trong khi người lớn là 2000mL. Thời gian tiêu hóa cũng chậm hơn nhiều. Cha mẹ nên giúp trẻ ăn đúng bữa, phân bổ đúng khẩu phần, khuyến khích trẻ hoàn thành khẩu phần, bên cạnh đó nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh khác như sữa, trái cây, … vào giữa bữa hay những bữa phụ.

Từ lúc sinh ra, khả năng miễn dịch của trẻ phụ thuộc lớn vào sữa mẹ vì lúc này cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh trong việc tự tạo ra yếu tố miễn dịch. Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu tự xây dựng đề kháng và tạo ra kháng thể thông qua tương tác với môi trường, tiêm phòng, …

Chuyên gia Anh Nguyễn: Hệ tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của con? - Ảnh 4.

Dung tích dạ dày nhỏ hơn, tốc độ tiêu hoá của trẻ cũng chậm hơn so với người lớn

Để tăng cường khả năng hấp thu và sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh, cha mẹ cần chú ý dinh dưỡng như thế nào?

Ngoài việc đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Cha mẹ cần cho trẻ ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn đa dạng nguồn đạm để trẻ nhận đủ các axit amin cần thiết. Mẹ cũng cần bổ sung lợi khuẩn và chất xơ từ thực phẩm cho trẻ. Trong sữa mẹ, HMOs là nguồn chất xơ rất tốt cho trẻ, có tính vượt trội về miễn dịch thông qua tăng cường phát triển lợi khuẩn đường ruột nhóm bifidobacteria và ức chế sự bám dính nhóm hại khuẩn clostridium. Với trẻ không bú sữa mẹ, có thể chọn những sản phẩm sữa có bổ sung thêm HMOs để giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh toàn diện.

Chuyên gia Anh Nguyễn: Hệ tiêu hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và sức khỏe của con? - Ảnh 5.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/chuyen-gia-anh-nguyen-he-tieu-hoa-anh-huong-nhu-the-nao-den-su-phat-trien-chieu-cao-tri-tue-va-suc-khoe-cua-con-20210514112009161.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY