Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Đức đề xuất sống chung với COVID-19

Chuyên gia dịch bệnh tại Đại học Halle của Đức, giáo sư Kekule, cho rằng châu Âu cần sớm chấm dứt phong tỏa để hạn chế thiệt hại kinh tế và xã hội, đồng thời đề xuất các kế hoạch bao gồm biện pháp gây tranh cãi “miễn dịch cộng đồng”.

Ông Kekule, từng dự báo vi rút sắp sửa nhấn chìm châu Âu và công khai kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đưa ra các biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội, hạn chế đi lại trong khu vực EU, sàng lọc hành khách di chuyển quốc tế tại các cửa khẩu, sân bay từ tháng 1. Tuy nhiên, bây giờ ông tin rằng việc phong tỏa nếu xảy ra quá lâu sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn vi rút, và đã vạch ra một kế hoạch về cách nó có thể được gỡ bỏ một cách an toàn.

Chia sẻ với tờ Telegraph (Anh), giáo sư Kekule cho biết, chờ đợi vắc-xin chống coronavirus sẵn sàng là điều bất khả thi. “Vắc-xin có thể tung ra thị trường sớm nhất là trong 6 tháng tới, nhưng dựa trên kinh nghiệm của tôi thì thực tế sẽ phải mất gần 1 năm. Nếu áp lệnh phong tỏa suốt 6 tháng, chúng ta có thể hủy hoại nền văn hóa và xã hội", ông Kekule cảnh báo.

"Phong tỏa đất nước từng là lựa chọn duy nhất để ngăn bệnh dịch lây lan và sự quá tải bệnh viện, nhưng giờ đây chúng ta phải xem xét khả năng điều này kéo dài sẽ gây thiệt hại nặng hơn COVID-19", giáo sư Kekule nói và đề xuất chính quyền Đức cần lên kế hoạch gỡ bỏ phong tỏa một cách an toàn dựa trên ba bước.

Bước đầu tiên theo chuyên gia Kekule là tiếp tục cách ly những nhóm dân cư dễ tổn thương vì COVID-19 gồm người cao tuổi và người có bệnh lý nền.

"Chúng ta cần thuyết phục họ ở trong nhà và điều đó có nghĩa là tìm cách giúp họ chịu đựng được giai đoạn này, như phát triển ứng dụng giúp mua hàng trực tuyến hoặc duy trì quan hệ xã hội. Nếu họ quyết tâm ra ngoài đường, tốt thôi, họ sẽ buộc phải đeo khẩu trang bảo vệ đủ tiêu chuẩn", ông Kekule nói.

Bước tiếp theo trong kế hoạch là chuyển từ giãn cách xã hội sang "giãn cách thông minh". Theo đó, yêu cầu “phải thích nghi với tình huống” và làm quen với việc đeo “khẩu trang”.

Theo ông Kekule, Những đối tượng có nguy cơ tiếp xúc cao như tài xế taxi, thu ngân siêu thị cần đeo khẩu trang, và cần có cách biện pháp vệ sinh cá nhân đúng cách và thường xuyên.

“Chúng ta phải quen với việc đeo khẩu trang. Nếu bạn nhìn vào Hồng Kông, họ đã tránh được sự lây lan lớn khi về địa lý họ rất gần với Quảng Đông, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 tại Trung Quốc đại lục. Một trong những điểm khác biệt chính là người dân Hồng Kông đã bắt đầu đeo khẩu trang từ rất sớm”, giáo sư Kekule cho hay và đưa ra khẩu hiệu “hãy là một siêu anh hùng đeo khẩu trang”.

Bước cuối cùng cũng là biện pháp gây tranh cãi nhất khi nhà dịch tễ hàng đầu của Đức đề xuất rằng nên để “người trẻ tuổi nhiễm vi rút”.

"Những người dưới 50 tuổi rất khó có khả năng Tu vong hoặc gặp biến chứng nặng vì COVID-19. Chúng ta phải để họ nhiễm bệnh để họ tự phát triển hệ miễn dịch", ông Kekule nói.

Về cơ bản, đây là chính sách xây dựng "miễn dịch cộng đồng" từng được Anh, Hà Lan ủng hộ nhưng phải từ bỏ khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. Ông Kekule lập luận rằng khi COVID-19 được kiềm soát và các bệnh viện không gặp nguy cơ quá tải, biện pháp trên vẫn có tác dụng.

Ngoài ra, chuyên gia này nói thêm rằng cần sớm mở cửa lại trường học. “Trẻ em ít có nguy cơ nhiễm bệnh nhất nên các trường học nên được mở lại, kế hoạch này đã được Đan Mạch áp dụng, dự định mở lại trường học sau lễ Phục sinh”, ông Kekule cho biết.

Đức đã giành được sự khen ngợi khi tiến hành xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng nhiều hơn các nước châu Âu khác khi thực hiện khoảng 100.000 ca xét nghiệm mỗi ngày, nhưng giáo sư Kekule nói điều đó là không đủ và cho rằng con số đó phải được nâng lên 500.000.

Ông Kekule thừa nhận rằng một số người trẻ tuổi bị bệnh nặng và Tu vong vì coronavirus. “Nhưng điều này chỉ xảy ra với một số lượng rất ít người. Tôi biết nghe có vẻ vô tâm nhưng chúng ta sẽ phải chấp nhận. Miễn dịch cộng đồng là lựa chọn duy nhất của chúng ta bây giờ. Chúng ta không thể đợi vắc-xin. Chúng ta phải tìm cách sống với vi rút này”, ông khẳng định.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bác bỏ khả năng sớm gỡ lệnh phong tỏa, cho rằng nước Đức không thể mất cảnh giác trong bối cảnh quốc gia châu Âu đến nay đã ghi nhận tổng cộng 125.452 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 2.871 người thiệt mạng.

Hoàng Vũ (theo Telegraph)

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/quoc-te-c-185/chuyen-gia-dich-te-hoc-hang-dau-duc-de-xuat-song-chung-voi-covid-19-136301.html)
Từ khóa: ĐứcCOVID-19

Tin cùng nội dung

  • Tôi được biết ông kể từ khi về Bệnh viện TW Quân đội 108 công tác năm 1985. Không được học chuyên môn của ông ngày nào, nhưng bằng cả tấm lòng, tôi xin được viết về ông như một người thầy – người đặt nền móng cho chuyên ngành vi phẫu thuật tạo hình Việt Nam.
  • Chúng ta đã đau lòng chứng kiến cái ch*t của ba trẻ sơ sinh tại Hướng Hóa, Quảng Trị và gần đây là cái ch*t của 3 cháu khi phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch tại Khánh Hòa.
  • Đề xuất tịch thu xe của tài xế nặng hơi men, bất kể người vi phạm không phải là chủ sở hữu chiếc xe, đang khiến các doanh nghiệp vận tải ô tô lo sốt vó.
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY