Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Chuyên gia Quốc tế: Giải quyết vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long cần đối diện sự thật

(MangYTe) - Các chuyên gia cho rằng chỉ khi thừa nhận các vấn đề nội tại, quyết sách hợp lý và hữu hiệu mới được đưa ra.

Chuyên gia nước ngoài cho rằng trong giải quyết các vấn đề nổi cộm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Chính phủ cần đối diện với những nguyên nhân nội tại dai dẳng, bằng cách đó, các giải pháp mới có thể phát huy hiệu quả.

Diễn đàn Môi trường Mekong với tôn chỉ tìm kiếm giải pháp cho con người và hệ sinh thái vùng hạ nguồn Mekong. Ảnh: MEF

Cần nhìn nhận thực tế rằng vấn đề sụt lún đất, ngập lụt và bất ổn môi trường ở Việt Nam và ĐBSCL có nguyên nhân chính từ chính sách phát triển hơn là do biến đổi khí hậu. Dẫn một số nghiên cứu đã xuất bản trong 5 năm qua, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân chính là khai thác cát và nước ngầm tràn lan, quy hoạch đô thị và công nghiệp thiếu khoa học.

Những tranh biện khoa học và chia sẻ tâm huyết được đưa ra trong Hội thảo quốc tế trực tuyến hôm 27/4 với chủ đề “Tác Động Của Các Đập Thủy Điện Sông Mekong và Biến Đổi Khí Hậu Ở Vùng Hạ Lưu Sông Mekong” do Diễn đàn Môi trường Mekong (MEF) tổ chức.

Hội thảo thu hút hơn 50 người tham dự, gồm các nhà khoa học và chuyên gia của Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Việt Nam, tổ chức phi chính phủ, nhà báo về môi trường, nghiên cứu sinh, và sinh viên đại học.

Điển hình là chuyên gia Brian Eyler - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Washington; Giáo sư John Furlow từ ĐH Columbia; Giáo sư Joop de Wit của Erasmus University Rotterdam; Giáo sư Noah Kittner từ ĐH North Carolina; Tiến sĩ Ian Baird của ĐH Wisconsin-Madison; Tiến sĩ Philip Minderhoud, Sepehr Eslami, Carel Dieperink và Annisa Triyanti của ĐH Utrecht; Giáo sư David Wood và Tiến sĩ Apisom Intralawan từ ĐH Mae Fah Luang; Giám đốc GreenID Ngụy Thị Khanh; các đại diện từ Viện Nghiên cứu Deltares (Hà Lan), IUCN Việt Nam, Oxfam, ĐH Cần Thơ, và ĐH An Giang, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, và Học viện Quản lý Đông Tây...

Đồng sáng lập MEF: Giảng viên ĐH Cần Thơ Nguyễn Minh Quang (trái), James Borton, nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Mỹ. Ảnh: MEF

Các chuyên gia cho rằng việc hướng sự chú ý quá nhiều vào các nguyên nhân biến đổi khí hậu và đập thủy điện sẽ khiến Việt Nam khó ứng phó được với tình trạng hiện nay ở ĐBSCL.

Chẳng hạn, chuyên gia trong nước và cơ quan quản lý cho rằng xâm nhập mặn là hậu quả của “nước biển dâng” nên xây dựng thêm nhiều cống ngăn mặn.

Trong khi đó, sụt lún nền đất do khai thác nước ngầm quá mức mới là nguyên nhân khiến cho mặt đất ngày càng thấp hơn so với mực nước biển (tốc độ lún nền đất nhanh hơn tốc độ gia tăng của mực biển do băng tan: 2 - 3cm/năm so với 0,3cm/năm do nước biển dâng).

“Với những thách thức nghiêm trọng về nước vì an ninh lương thực và sinh kế của hơn 60 triệu người, liên quan đến trồng lúa và tôm, ĐBSCL đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao, hạn hán, phát triển thủy điện, công nghiệp hóa và bão lũ”, Nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu người Mỹ James Borton bày tỏ quan ngại.

Sạt lở ven biển ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: VOV

Hơn nữa, phần lớn diện tích ĐBSCL hình thành nhờ phù sa biển - không phải phù sa sông Mekong. Phù sa Mekong chỉ bồi lắng trong nội địa, còn khi ra khỏi quỹ đạo cửa sông, nó không còn khả năng bồi đắp do tác động của thủy triều và dòng biển. Sự mở rộng bán đảo Cà Mau trong quá khứ là do phù sa biển - bằng chứng là trong đất đầy trầm tích biển và muối.

Vì vậy, việc xây đê bao và cống “ngăn mặn” là nỗ lực cho hiện tại, chứ không bền vững ở tương lai do nó ngăn cản chu trình của phù sa biển. Việc khai thác nước ngầm để “cứu hạn” như hiện nay cũng chỉ giải quyết trước mắt trong khi khiến cho sự sụt lún nền đất thêm trầm trọng hơn.

Thêm vào đó, hướng chú ý vào các nguyên nhân “bên ngoài” (biến đổi khí hậu) đang là xu hướng phổ biến trong hoạch định chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Hậu quả là vai trò của Nhà nước, của bên hoạch định và thực thi chính sách không được đề cập khi chính sách đó thất bại.

Hạn hán ở ĐBSCL đẩy nông dân vào cảnh khốn cùng. Ảnh: Vietnamnet

Các chuyên gia nhấn mạnh, Việt Nam cần nhìn nhận lại trách nhiệm nội tại đối với các vấn đề môi trường, trong đó vấn đề khai thác nước ngầm, khai thác cát, thu hẹp rừng, bùng nổ đô thị hóa và quy hoạch công nghiệp kém bền vững là những nguyên nhân chính chứ không phải “biến đổi khí hậu”.

Theo đó, tiếng nói, ý kiến, và kinh nghiệm từ cộng đồng và chuyên gia địa phương cần được nhìn nhận nghiêm túc và kết hợp hài hòa với tri thức khoa học thế giới để làm nền tảng cho xây dựng chính sách thích ứng. Bởi biến đổi khí hậu là vấn đề không mới và người bản địa luôn trải qua và thích ứng hiệu quả với nó từ nhiều thế hệ. Do đó, kết hợp kinh nghiệm địa phương và tiến bộ khoa học sẽ tạo nên hiệu quả cho mọi giải pháp thích ứng.

Diễn đàn Môi trường Mekong (MEF) được sáng lập bởi nhà văn, nhà báo và nhà nghiên cứu người Mỹ James Borton và Nguyễn Minh Quang, học giả địa chính trị của Đại học Cần Thơ. Là một diễn đàn chính sách độc lập phi lợi nhuận cung cấp thông tin khoa học về môi trường và các nghiên cứu về hệ sinh thái Mekong, bao gồm ĐBSCL, MEF đã thu hút sự tham gia của hàng chục nhà khoa học và chuyên gia quốc tế với mục tiêu xuyên suốt: góp tiếng nói khoa học vì một ĐBSCL phát triển bền vững.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/chuyen-gia-quoc-te-giai-quyet-van-de-dbscl-can-doi-dien-su-that-382887.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ sau 45 tuổi, đàn ông có nhiều thay đổi về mặt sức khỏe. Họ ít ốm vặt nhưng lại có nguy cơ mắc các bệnh nặng cao hơn phụ nữ.
  • Mangyte có thể cung cấp bảng giá điều trị hiếm muộn chi tiết của BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn? Càng chi tiết càng tốt ạ. Chân thành cảm ơn! (Phan Thị Linh - Long An)
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Chú em tôi ở miền Tây tính đưa vợ lên TPHCM sanh vì em dâu tôi yếu lắm, sảy thai mấy lần giờ mới được đứa này. Nhà tôi ở đường Nguyễn Oanh nên dự định đưa em dâu đi sanh ở BV Vũ Anh cho gần, và cũng vì ngại các BV phụ sản lớn đông quá. Không biết chi phí có mắc lắm không? (Quỳnh Anh – TPHCM)
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY