Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia Trung Quốc: Các địa phương đã giấu thông tin ban đầu về Covid-19

Dân trí Cố vấn cấp cao về y tế của chính phủ Trung Quốc cho rằng các chính quyền địa phương đã không “nói sự thật” khi dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán. Trung Quốc nói về nghi vấn không cho WHO thăm phòng thí nghiệm ở Vũ Hán Phòng thí nghiệm Vũ Hán lên tiếng về nghi vấn làm rò rỉ virus SARS-CoV-2 WHO nói về vai trò của chợ Vũ Hán trong đại dịch Covid-19

Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN ngày 16/5, Tiến sĩ Zhong Nanshan, cố vấn y tế cấp cao của chính phủ Trung Quốc tham gia cuộc chiến chống dịch Covid-19, xác nhận rằng giới chức địa phương tại thành phố Vũ Hán, nơi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, đã che giấu những chi tiết quan trọng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn mới bùng phát.

Dẫn đầu một nhóm chuyên gia do Ủy ban y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) điều động để điều tra về dịch Covid-19 trong giai đoạn mới bùng phát, ông Zhong đã đến Vũ Hán vào ngày 18/1. Ông Zhong cho biết vào thời điểm ông tới thành phố này, ông đã nhận được nhiều cuộc gọi từ các bác sĩ và cựu sinh viên, cảnh báo ông rằng tình hình trên thực tế tồi tệ hơn nhiều so với báo cáo chính thức.

Ngày 20/1, ông Zhong xác nhận trên kênh truyền hình nhà nước CCTV rằng, virus corona chủng mới có thể lây nhiễm từ người sang người, sau khi giới chức y tế Vũ Hán suốt nhiều tuần vẫn khẳng định không có bằng chứng rõ ràng cho thấy có hiện tượng này, thậm chí tuyên bố dịch “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”.

“Các chính quyền địa phương, họ không nói sự thật vào thời điểm đó. Ngay từ đầu họ đã im lặng, sau đó tôi đã nói rằng, có lẽ chúng ta có nhiều người bị nhiễm hơn (so với báo cáo chính thức)”, ông Zhong cho biết.

Zhong từng được gọi là “anh hùng SARS” tại Trung Quốc vì vai trò của ông trong cuộc chiến chống dịch SARS hồi năm 2003. Ông bắt đầu nghi ngờ khi số ca nhiễm được báo cáo chính thức tại Vũ Hán vẫn chỉ ở mức 41 người trong hơn 10 ngày, trong khi tình trạng lây nhiễm đã xuất hiện ở nước ngoài.

“Tôi không tin vào kết quả đó, vì thế tôi tiếp tục hỏi và sau đó, họ phải đưa cho tôi con số thực sự. Tôi cho rằng họ rất miễn cưỡng trả lời câu hỏi của tôi”, ông Zhong nói.

Ngày 20/1, ông Zhong được thông báo rằng tổng số ca nhiễm tại Vũ Hán khi đó là 198 người, trong đó có 3 người Tu vong và 13 nhân viên y tế nhiễm bệnh.

Cùng ngày, trong cuộc họp với các quan chức chính phủ Trung Quốc, bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông Zhong đề xuất phong tỏa Vũ Hán để kiểm soát sự lây nhiễm của dịch bệnh.

Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, chính quyền trung ương Trung Quốc đã quyết định phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23/1, hủy toàn bộ chuyến bay, tàu và xe buýt ra vào thành phố, chặn các tuyến cao tốc chính. 76 ngày sau đó, lệnh phong tỏa Vũ Hán được dỡ bỏ.

Trong cuộc phỏng vấn với CCTV ngày 27/1, Thị trưởng Vũ Hán Zhou Xianwang thừa nhận rằng chính quyền thành phố đã không “kịp thời” cung cấp thông tin người dân về virus corona chủng mới.

“Là một chính quyền địa phương, chúng tôi chỉ có thể tiết lộ thông tin sau khi được cho phép”, Thị trưởng Zhou cho biết.

Làn sóng lây nhiễm thứ 2

Hồi tháng 2, Trung Quốc sa thải một số quan chức cấp cao trong bối cảnh cách thức xử lý dịch bệnh của các chính quyền địa phương bị chỉ trích dữ dội. Trong số họ có hai quan chức phụ trách Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc và bí thư thành ủy Vũ Hán

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nước này cho đến nay đã ghi nhận hơn 82.000 ca mắc Covid-19, trong đó có ít nhất 4.633 trường hợp Tu vong. Đầu tháng 2, Trung Quốc từng ghi nhận tới 3.887 ca nhiễm mới trong một ngày. Tuy nhiên, 1 tháng sau đó, số ca nhiễm mới trong ngày tại Trung Quốc giảm xuống 2 con số.

Sau khi kiểm soát được phần lớn dịch bệnh, cuộc sống tại Trung Quốc đang dần quay trở lại bình thường. Các lệnh phong tỏa đã được nới lỏng, trong khi một số trường học và nhà máy cũng đã mở cửa trở lại.

Tuy vậy ông Zhong cảnh báo giới chức Trung Quốc không nên chủ quan vì mối đe dọa từ làn sóng lây nhiễm thứ hai cũng đã xuất hiện. Các ổ dịch mới liên tiếp xuất hiện khắp Trung Quốc, gồm Vũ Hán, Hắc Long Giang và Cát Lâm.

“Phần lớn người Trung Quốc hiện nay vẫn dễ mắc Covid-19 vì thiếu miễn dịch. Chúng ta đang đối mặt với thách thức lớn, cũng không ổn hơn so với nước ngoài”, ông Zhong nhận định.

Trong khi số ca Tu vong vì Covid-19 tại Mỹ vượt 87.000, Tổng thống Donald Trump công khai nghi ngờ độ chính xác của con số Tu vong do Trung Quốc đưa ra.

Tuy nhiên ông Zhong nói rằng chính phủ Trung Quốc đã rút ra bài học từ dịch SARS 17 năm trước, khi nước này giấu dịch “trong 2 hoặc 3 tháng”. Theo ông Zhong, lần này, chính quyền trung ương yêu cầu “toàn bộ thành phố, cơ quan chính phủ báo cáo con số chính xác về dịch bệnh”, nếu không họ sẽ bị xử phạt.

“Kể từ ngày 23/1, tôi nghĩ rằng tất cả dữ liệu là chính xác”, ông Zhong khẳng định.

Chuyên gia Trung Quốc cho biết ông ngạc nhiên về số ca nhiễm và Tu vong vì Covid-19, cho rằng một số chính phủ phương Tây đã không xem virus corona là mối đe dọa nghiêm trọng.

“Tôi nghĩ tại một số nước châu Âu, và có lẽ cả Mỹ, chính phủ cho rằng dịch bệnh này cũng chỉ như bệnh cúm, đó là sai lầm”, ông Zhong nói.

Ông Zhong cũng bác bỏ giả thuyết được Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ủng hộ, cho rằng Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Ông Zhong cho biết ông đã nhiều lần hỏi Shi Zhengli, nhà virus học hàng đầu tại Viện Virus học Vũ Hán, về cáo buộc cho rằng virus được tạo ra từ phòng thí nghiệm tại cơ sở này và vô tình thoát ra ngoài.

“Bà ấy nói rằng thông tin đó hoàn toàn lố bịch, bà ấy chưa bao giờ làm điều gì như vậy. Bà ấy cho biết với trang thiết bị, cơ sở và nhân lực như vậy, họ không thể tạo ra bất kỳ thứ gì, bất kỳ virus nhân tạo nào ở thời điểm này”, ông Zhong cho biết.

Ông Zhong nói rằng hồi đầu tháng 2, các nhà chức trách phụ trách kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc đã dành 2 tuần để điều tra phòng thí nghiệm của bà Shi, nhưng rốt cuộc không tìm thấy sai sót nào.

Theo Sputnik, khi được hỏi nguồn gốc của Covid-19 xuất phát từ đâu, ông Zhong cho biết rất khó để nói một cách chính xác, song ông tin rằng nhiều khả năng virus này có nguồn gốc từ động vật.

Thành Đạt

Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/chuyen-gia-trung-quoc-cac-dia-phuong-da-giau-thong-tin-ban-dau-ve-covid-19-20200518123057603.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY