Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra 4 sai lầm về bổ sung vi chất bố mẹ thường mắc phải

Cho trẻ ăn khẩu phần giống người lớn, làm mất chất trong khâu chế biến… là 2 trong số những sai lầm thường gặp mà bố mẹ đang phạm phải, dẫn tới thực trạng thiếu hụt vi chất hiện nay ở trẻ Việt Nam.

Theo báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng 2019, 2020, tình trạng thiếu vi chất của trẻ em tại nước ta đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao. cụ thể, các chuyên gia nhận định việt nam hiện đang có gánh nặng kép 3 về tình trạng dinh dưỡng sức khỏe: suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. nhiều bậc phụ huynh, ngay cả ở khu vực thành thị cũng hiểu mơ hồ về tầm quan trọng của vi chất. mới đây, bs.ts phan bích nga - viện dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra 4 sai lầm quen thuộc mà bố mẹ thường gặp phải.

Không quan tâm cho con ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính

Bs.bích nga cho biết, nhiều bậc ông bà, cha mẹ việt đã và đang áp dụng chế độ ăn của người có tuổi cho trẻ nhỏ, như chủ yếu ăn rau, củ, quả, ít đạm động vật, ít hoặc không có chất béo trong khẩu phần ăn. việc ăn không đủ 4 nhóm: chất bột, chất béo, chất đạm, rau củ và trái cây dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng và đạm, trẻ không hấp thụ được các vitamin tan trong dầu mỡ như d, a và thiếu hụt rất nhiều vi chất khác như sắt, kẽm…

Làm mất chất trong khâu chế biến

Các mẹ việt thường xay nhuyễn thức ăn của trẻ, rồi mới nấu lên. cách chế biến đó làm mất nhiều chất dinh dưỡng. theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng, lượng kẽm mất đi trong quá trình chế biến này có thể lên tới 90% dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm phổ biến ở trẻ. một trong những sai lầm thường gặp khác là chỉ đánh giá cao tầm quan trọng của nước thịt, nước hầm xương mà không cho trẻ ăn "cái" trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm.

Cho rằng canxi là vi chất duy nhất và quan trọng nhất giúp con phát triển chiều cao

Với quan niệm như vậy, mẹ thường bổ sung canxi cho con một cách tùy ý. trên thực tế, "việc hấp thu canxi vào xương còn phụ thuộc vào nguồn vitamin d3, vitamin k2 và nhiều vi chất khác như vitamin nhóm b, sắt, kẽm... chế độ ăn thiếu dầu mỡ làm giảm hấp thu các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất tan trong dầu. việc thiếu một trong các yếu tố này đều ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ", bs bích nga cho biết.

Bổ sung thiếu hoặc thừa vi chất

Sai lầm của bố mẹ thường đến từ việc bổ sung thiếu hoặc thừa các vi chất. ví dụ, nhiều bố mẹ chỉ bổ sung vitamin d3 cho con khi mới sinh hoặc hết 1 lọ bác sĩ sản kê, sau đó dừng hẳn cho đến khi trẻ có các dấu hiệu còi xương, thấp bé mới đưa con đi khám, các bác sĩ mới phát hiện ra vấn đề. một số bố mẹ thấy con da xanh ánh vàng thì nghĩ con thiếu sắt nên cho con bổ sung, nhưng xét nghiệm máu cho kết quả bình thường và khi phỏng vấn khẩu phần thì thấy con ăn hơi nhiều các loại rau của màu vàng như cà rốt , bí đỏ, dầu gấc…

Chúng ta thấy rằng bữa ăn ở các gia đình nhật bản thường rất nhiều món và mỗi món 1 ít để đảm bảo sự đa dạng 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày, còn các nước phương tây bữa ăn tối giản nhưng những thực phẩm bổ sung họ bày bán tại các siêu thị như thực phẩm hàng ngày. chính vì vậy chúng ta có thể thấy ở nhật bản hay các nước phương tây trẻ em thiếu vi chất không cao.

Còn 50% trẻ em việt nam không đủ các vitamin a, b1, c, d và sắt (theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực đông nam á - seanuts) để phát triển não bộ và chiều cao. đây là một thực tế đang tồn tại.

Kết luận:

Ngoài việc chỉ ra các sai lầm trong việc bổ sung vi chất cho trẻ, bs.phan bích nga cũng chia sẻ kiến thức để bố mẹ xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, cụ thể là nguyên tắc 4-5-1:

Số 4 là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: Cân đối giữa các nhóm chất sinh năng lượng; cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.

Để không rơi vào tình trạng thừa thực phẩm mà thiếu chất bằng đồ ăn, lượng chất đạm (protein) phải đạt khoảng 20%; chất béo (lipid) khoảng 30-40% và tinh bột (carbohydrate) từ 40 - 50% trong bữa ăn hằng ngày đối với trẻ bé và lượng chất đạm (protein) đạt từ 13 - 20%; chất béo (lipid) trong khoảng 20 - 25% và tinh bột (carbohydrate) từ 55 - 65% trong bữa ăn hằng ngày với trẻ > 10 tuổi.

Số 5: nên sử dụng ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau: nhóm lương thực; thịt, cá và hải sản; sữa và các chế phẩm từ sữa; các loại hạt; trứng & các sản phẩm từ trứng; rau củ quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh thẫm; rau củ quả ít màu; nhóm dầu ăn và mỡ các loại. trong đó, nhóm rau củ giúp cung cấp nhiều vitamin nhất và nhóm dầu ăn, mỡ giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu hiệu quả hơn. số 1 chính là một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm.

Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con theo nguyên tắc 4 - 5 - 1.

Và đây chỉ là 1 trong vô vàn kiến thức hữu ích mà ts. bs phan bích nga cùng đoàn công tác mang tới cho phụ huynh trong "hành trình vi chất". bắt đầu từ năm 2019 đến nay, đoàn đã đi qua 12 địa phương trên cả nước, góp phần tăng nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và vai trò của vi chất dinh dưỡng với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trên cả ba khía cạnh: sức khỏe – thể chất – tinh thần.

Để đồng hành hoạt động chống dịch Covid 19, hoạt động tạm gián đoạn đến khi dịch bệnh được đẩy lùi, "Hành trình vi chất" sẽ lại tiếp tục lên đường đến đến nhiều vùng miền khác trên toàn quốc. Bố mẹ hãy cập nhật thông tin về hành trình tại:

Website: https://www.hanhtrinhvichat.com/ hoặc website: https://fitobimbi.vn/

Fanpage: Fitobimbi

Youtube: Fitobimbi – Chăm sóc sức khỏe bé yêu

Tổng đài CSKH: 1800.8070 (miễn cước)

Hình ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm DELAP!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuyen-gia-vien-dinh-duong-quoc-gia-chi-ra-4-sai-lam-ve-bo-sung-vi-chat-bo-me-thuong-mac-phai-20210710233243628.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY