Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chuyển mùa, cần cảnh giác với viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Đây là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp thường gặp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân thuận lợi khiến nhiều trường hợp có nguy cơ mắc cao hơn những người khác, những đối tượng này bao gồm: Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột; Cơ thể suy mòn, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch; Ứ đọng phổi do suy tim; Các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi. Đặc biệt, ngày nay, nhiều nghiên cứu cho rằng môi trường sống ẩm thấp nhiều khói bụi sẽ gây gia tăng người mắc bệnh.

Nguyên nhân tiếp theo là virut, vi khuẩn trong đó các virut thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: influenza A và B, parainfluenza, corona virut (type 1-3), rhino virut, virut hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virut) và metapneumo virut ở người.

Các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumoniae, Moraxella catarrhalis...

Một số nguyên nhân khác: Hít phải hơi độc: khói Thu*c lá, chlore, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, yếu tố dị ứng: xảy ra giống như cơn hen phế quản, cũng hay xảy ra trên người hen, mày đay, phù Quinck.

Viêm phế quản thường khởi phát lúc giao mùa.

Bệnh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Khi tình trạng viêm chỉ khu trú ở phía trên hai dây thanh âm sẽ được các thầy Thu*c chẩn đoán là viêm đường hô hấp trên, bao gồm: viêm mũi, họng, thanh quản...

Biểu hiện của thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau một đợt cúm (người bệnh có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi). Sau đó, bệnh nhân xuất hiện ho tăng dần, có thể ho đơn thuần không kèm khạc đờm nhưng nhiều trường hợp có ho, khạc đờm. Trong những trường hợp này, người bệnh nên khạc đờm ra tờ giấy trắng và nhận biết màu sắc đờm của mình. Nếu đờm màu trắng trong, khi đó bệnh thường chỉ do virut, nhưng khi thấy đờm có màu vàng, màu xanh hoặc màu đục như mủ: những trường hợp này thường là do vi khuẩn, cần được dùng kháng sinh.

Một số rất ít trường hợp có thể có khó thở hoặc có sốt, thậm chí có thể có đau ngực. Để tránh nhầm lẫn với những bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, tất cả những trường hợp có ho, khạc đờm mà kèm theo chỉ cần một trong các biểu hiện như: bệnh kéo dài quá 5 ngày, có thêm biểu hiện sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt nhiều..., cần đến khám bác sĩ ngay.

Hầu hết các trường hợp do căn nguyên virut. Ở những trường hợp này, dùng kháng sinh không có tác dụng. Do đó, việc chỉ định nhất loạt kháng sinh cho tất cả các trường hợp là không cần thiết. Chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp có kèm thêm: Bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; Bệnh nhân trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau (hoặc bệnh nhân trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu): nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2; tiền sử suy tim xung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.

Ngoài sử dụng các kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cần uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.

Để hạn chế cấp, cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Không nên hút Thu*c, bất kể là Thu*c lào hay Thu*c lá, không nên uống nhiều rượu bia. Nên vận động cơ thể đều đặn, chú ý tập thở (hít sâu, thở ra từ từ) hoặc đi bộ (vừa đi vừa hít thở đều đặn).

Loại bỏ yếu tố kích thích tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm; giữ ấm vào mùa lạnh.

Tiêm vắc-xin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65. Cần điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch là vô cùng cần thiết.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chuyen-mua-can-canh-giac-voi-viem-phe-quan-cap-n148415.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY