Tâm sự hôm nay

Chuyện vui – buồn từ phòng khám

Các phòng khám ngoại chẩn của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cả từ phía bệnh nhân lẫn thầy Thu*c
Thông thường, các phòng khám của bệnh viện đều có những bác sĩ giỏi có kinh nghiệm của đủ các chuyên khoa tham gia khám bệnh. Tuy nhiên, so với các bệnh viện của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc... các phòng khám ngoại chẩn của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cả từ phía bệnh nhân lẫn thầy Thu*c.

Lộn xộn, chen lấn và ai cũng vội

Đúng 7h15 phút sáng, sau khi giao ban toàn bộ các nhân viên của khu ngoại chẩn xong, chúng tôi về đến phòng khám ngoại, cửa vừa mở khoảng hơn một chục bệnh nhân được gọi vào cùng một lượt. Khuôn mặt ai cũng tràn đầy lo lắng và vội vàng. Hơn một chục tờ phiếu khám bệnh đưa lên bàn cùng một lúc và chẳng ai chịu nhường ai, người nào cũng muốn khám sớm.

Lê Thị T, 25 tuổi là công nhân của một xí nghiệp may xuất khẩu bị khối u xơ ở ngực bên trái, cương quyết đề nghị chúng tôi khám sớm cho còn để đi về thăm vài người bạn ở quê mới ra; một công đôi ba việc, cô tranh thủ ngày đi khám bệnh để làm thêm chuyện khác. Ngồi cạnh cô là bà cụ Trần Ngọc B, 65 tuổi, đang đau bụng vì cơn đau quặn thận, bản thân bệnh nhân và chúng tôi đề nghị để bà B được khám bệnh trước vì tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi đã nói hết lời, bệnh nhân T vẫn cương quyết đòi được khám trước vì quá bận. Cuối cùng, với quyền của người thầy Thu*c, chúng tôi đã khám trước cho bà cụ và chuyển phòng cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân T vẫn thắc mắc và đòi kiện lên đến người có thẩm quyền. Các bệnh nhân khác, tuy đã ngồi trong phòng khám cũng nhấp nhổm đòi khám sớm. Không hiểu, nếu khám chậm độ 4 - 5 phút và nhường cho những bệnh nhân khác như: người lớn tuổi, bệnh nhân cấp cứu, phụ nữ có thai… thì có ảnh hưởng gì đến mình hay không?

Trên đây chỉ là một câu chuyện minh họa cho tình hình lộn xộn và vội vàng của bệnh nhân ở các phòng khám ngoại chẩn. Chắc các bạn cũng chưa bao giờ hiểu nổi cảm giác của chúng tôi trong tình huống trên.

Về nguyên nhân gây nên tình trạng trên, theo các nhà chuyên môn về quản trị trong ngành Y tế là do: người bệnh chưa có ý thức cộng đồng, chưa đang ký khám bệnh trước và phần lớn là không chịu khám bệnh theo đúng ngày hẹn của các chuyên khoa, thích khám bệnh ngày nào là đi khám. Ở các nước tiên tiến và ngay cả các nước trong khu vực, trừ những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân đến khám bệnh phải đăng ký trước với bác sĩ hoặc bệnh viện, khám đúng ngày hẹn của chuyên khoa và bao giờ cũng xác định nếu đi khám bệnh ngày hôm nay thì coi như không làm thêm việc gì khác. Việc khám bệnh theo hẹn sẽ giúp cho bệnh viện có được một kế hoạch làm việc cụ thể, các hồ sơ bệnh nhân được chuẩn bị kỹ càng từ trước, nhất là những trường hợp tái khám. Tình trạng lộn xộn, vội vàng sẽ không còn xảy ra và người thầy Thu*c sẽ có được một tâm trạng thoải mái khi khám bệnh, khi đó chất lượng khám và chữa bệnh cũng được tăng lên rất nhiều. Và cũng theo các nhà quản trị y tế, tất cả là do thói quen, đã khá nhiều năm, phần ứng xử khi đi khám bệnh của chúng ta đã bị bỏ quên, mặc cho những thói quen không tốt phát triển với phần biện bạch của nghèo khó, vất vả…

Bác sĩ ơi, bệnh của mẹ em điều trị hết bao nhiêu?

Trong thời kỳ bao cấp, viện phí là một vấn đề rất nhỏ cho cả bệnh nhân, bệnh viện và thầy Thu*c. Bệnh nhân thấy có bệnh là cứ đến chữa, thầy Thu*c thấy cần phải mổ là cứ mổ và bệnh viện cũng không phải lo thất thu. Mọi việc đã có nhà nước lo, chúng tôi chỉ dồn sức vào chuyên môn, tuy nhiên do bao cấp nên một số điều kiện và phương tiện chữa bệnh cũng bị hạn chế.

Đã qua rối thời kỳ bao cấp này. Hiện nay, để có nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện, mỗi bệnh nhân khi nằm bệnh viện đều trị đều cần phải có một nguồn kinh phí: của chính bệnh nhân và gia đình, của nhà nước, của bảo hiểm y tế và các hình thức bảo hiểm khác, từ các nguồn từ thiện và tài trợ xã hội… Và viện phí bây giờ là một nỗi lo lớn của bệnh nhân, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân không đồng ý nằm bệnh viện và nhất là không đồng ý mổ chỉ vì lý do duy nhất là không có tiền đóng viện phí.

Ngày cuối tuần, bệnh nhân, Nguyễn Thị H, 65 tuổi, đến khám ở phòng khám chuyên khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch với chẩn đoán ung thư thùy phổi phải, giai đoạn III, có chỉ định phẫu thuật. Người nhà bệnh nhân, một cô gái trẻ, sau khi bàn bạc trong gia đình đã đồng ý để mẹ cô được nhập viện để phẫu thuật. Tuy nhiên, điều thắc mắc cuối cùng mà cô, cũng như rất nhiều bệnh nhân là trường hợp bệnh của mẹ cô, tổng số tiền viện phí sẽ là bao nhiêu, để người nhà còn chuẩn bị. Chúng tôi cũng chịu, chỉ nói được con số áng chừng, nói mà lòng rất lo lắng, nếu số tiền viện phí không phải như vậy mà cao hơn thì rất phiền toái cho mình.

Ngoại trừ những trường hợp cấp cứu. Có hai hình thức thu viện phí: tiền thu và hậu thu. Tiền thu, có nghĩa là điều trị trọn gói, với một loại bệnh, tùy tình hình thực tiễn của nền y tế và thu nhập của người dân, các nhà quản trị y tế tính ra được chi phí trọn gói cho một loại bệnh. Cách thu này có rất nhiều lợi điểm: với bệnh nhân, họ sẽ biết được tổng số tiền họ phải có để điều trị và họ sẽ chuẩn bị đủ số tiền viện phí trên bằng nhiều cách: ứng trước tiền lương, vay mượn, rút tiền tiết kiệm, tìm kiếm các nguồn tài trợ… các cơ quan bảo hiểm cũng hoạch định được kế hoạch chi trả cho bệnh viện sau khi đã thảo luận với các thân chủ của mình. Với một số tiền phải đóng như vậy, người bệnh sẽ tin tưởng mình sẽ hết bệnh. Bệnh viện cũng lên được kế hoạch điều trị, không sợ thất thu, không sợ bệnh nhân trốn viện… Muốn làm được điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thầy Thu*c và các nhà quản trị, các kỹ sư kinh tế. Để xây dựng lên các phác đồ điều trị, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu sử dụng trong chẩn đoán và điều trị. Tránh được sự thao túng của các hãng dược phẩm trong sử dụng Thu*c men và trang thiết bị Y tế. Trên thế giới hầu hết các bệnh viện đều áp dụng hình thức thu viện phí này. Ở khu vực tp.hcm, theo hiểu biết của chúng tôi chỉ có một số bệnh viện, như Viện Tim, là thực hiện phương pháp tiền thu mà thôi.

Dạng thu viện phí thứ hai: hậu thu, hầu hết các bệnh viện cả công và tư đều áp dụng phương pháp thu viện phí này, có nghĩa là điều trị đến đâu thu tiền đến đó. Cách làm này, là một thói quen đã có từ lâu. Ưu điểm là không cần sự tham gia của nhiều thành phần, đơn giản công tác quản lý bệnh viện… nhưng ngược lại có rất nhiều nhược điểm. Về phía bệnh nhân và gia đình, không lường trước được mọi diễn tiến về mặt tài chính trong quá trình điều trị, có nhiều gia đình phải vay mượn, cầm cố tài sản mà vẫn không biết bao giờ thì khỏi phải lo nữa. Nhiều trường hợp phải bỏ dở điều trị, trốn viện gây thất thu cho bệnh viện. Về phía bệnh viện, nhiều tiêu cực xảy ra như: điều trị không theo bệnh mà theo gợi ý của các hãng dược phẩm, sử dụng các loại Thu*c và trang thiết bị cũng như cho những xét nghiệm không theo bệnh

Rất nhiều câu chuyện đã xảy ra phòng khám này, vui có, buồn có. Nhưng chỉ với hai câu chuyện trên, người viết mong mỏi cả bệnh nhân và những người làm công tác quản trị y tế hãy thay đổi những thói quen đơn giản, những suy nghĩ một chiều để có được những quan niệm mới, cách hành xử mới và phương pháp làm việc mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, để sớm đưa nền y tế của chúng ta hòa nhập với dòng chảy của nền y tế thế giới.

PGS.TS. NGUYỄN MINH ANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chuyen-vui-buon-tu-phong-kham-8509.html)

Chủ đề liên quan:

chuyện vui phòng khám

Tin cùng nội dung

  • HIV/AIDS đã từ lâu được biết đến như một căn bệnh xã hội thế kỷ, không có Thu*c chữa. Ngoài ra, vẫn còn những bệnh lây qua đường T*nh d*c nguy hiểm đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh cần phải đề phòng, điển hình là 3 căn bệnh: bệnh lậu, bệnh sùi mào gà và mụn rộp Sinh d*c.
  • Cứ mỗi lần đến ngày “đèn đỏ” là Thêm lại mất mấy ngày nằm không làm gì được. Bụng cứ ngâm ngẩm đau, rồi có lúc đau từng cơn rất khó chịu.
  • Cứ mỗi lần đến ngày “đèn đỏ” là Thêm lại mất mấy ngày nằm không làm gì được. Bụng cứ ngâm ngẩm đau, rồi có lúc đau từng cơn rất khó chịu.
  • Trong ngành y, khi các bệnh nhân khỏi bệnh ra viện thì đó là khoảnh khắc hạnh phúc không những của người bệnh và người thân mà còn là hạnh phúc của các cán bộ y tế.
  • Chào Mangyte, cho tôi hỏi giá gói khám tầm soát ung thư tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin là bao nhiêu. Nếu tôi muốn từng xét nghiệm tầm soát ung thư tại phòng khám này thì thế nào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi giá cả của một số dịch vụ này. Xin cảm ơn BS. (Hoài Thương – TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi muốn đưa gia đình đi chủng ngừa một số loại vắc-xin nhưng ngại chờ đợi và đi lại nhiều lần. Được biết phòng khám đa khoa quốc tế Yersin có dịch vụ chủng ngừa nhưng lại không biết có những loại nào và giá cả ra sao. Xin nhờ Mangyte tìm hiểu giúp. Xin cảm ơn quý báo rất nhiều. (Trần Văn Ngân - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • Chào mangyte, Tôi muốn hỏi là đi khám ở phòng khám đa khoa tư nhân thì được BHYT chi trả như thế nào? Tôi là thương binh hạng 4/4, đăng ký khám chữa bệnh ở BV quận Gò Vấp rồi, muốn chuyển sang BV Nhân dân Gia Định có được không? Thủ tục như thế nào? (Lê Văn Trung, 61 tuổi, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY