Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Clip: Cứu sống chó nhà sắp Ch?t bị hổ mang chúa kịch độc cắn

Chú chó nhà lảo đảo tím tái khi bị hổ mang chúa cắn có thể khỏe mạnh lại như bình thường hay không?

Clip cứu sống chó nhà sắp Ch?t bị hổ mang chúa kịch độc cắn:

Quả là án tử khi chạm mặt với rắn hổ mang chúa, bởi nọc độc của hổ mang chúa có thể giết 20 người trưởng thành chỉ trong vòng 30 phút.

Kể cả chúa sơn lâm hay những con voi lớn cũng không đủ sức chống lại nọc độc của loài rắn hổ này.

Người chủ sunil kể lại với cảnh sát rằng, chú chó khi đó được thả ở trước cửa nhà, tại làng mundamuhana, bang odisha. một con rắn hổ mang dài 1,5m mò vào nhà gần nơi những đứa trẻ chơi đùa.  

Hai em bé đã rất hoảng sợ khi thấy con rắn. chú chó dũng cảm ngay lập tức tấn công con rắn, nhưng trong khi giao chiến, nó đã bị rắn hổ mang cắn trúng.

Khi mọi người đến, chú chó bước đi lảo đảo, nằm xuống đất và co giật từng hồi, trong khi con rắn độc đã kịp tháo chạy.

Trên chân con vật đáng thương và mõm của nó vẫn còn vài vết cắn. chống chọi với tử thần, ngay lập tức những người dân xung quanh đã tìm cách cứu sống con chó.

Đoạn clip dài 11 phút chứng kiến sự đau đớn và mệt mỏi của chú chó khi tấn công con rắn hổ mang chúa. có vẻ sau khi được cấp cứu kịp thời, con chó đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng chắc chắn 1 chân trước của nó sẽ phải loại bỏ bởi chúng đã bị hoại tử.

Đây là trường hợp mới nhất cho thấy chó không chỉ là bạn thân nhất của con người mà còn sẵn sàng hi sinh tính mạng cho người chủ.

Đoàn Thanh (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/clip-cuu-song-cho-nha-sap-chet-bi-ho-mang-chua-kich-doc-can-a477667.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • T*i n*n rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY