Thưa BS,
Gần đây em có những triệu chứng như sau:
- Rất hay mơ, tháng trước thì mơ vào trưa, giờ là đêm, gần như là ngày nào cũng mơ linh tinh, không rõ nội dung, chỗ nhớ chỗ không.
- Em còn bị run tay chân, ngồi lâu có cảm giác kiến bò trong xương, rất khó chịu và nóng rực cả người.- Khó ngủ nhưng dậy rất sớm.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hầu như phải ép buộc ăn cho xong bữa và rất ít. Khó điều khiển cảm xúc.
- Trong học tập khó nhớ kiến thức, dễ quên, không tập trung làm việc lâu được.
- Đôi khi có cảm giác buồn và chán nản đối với cuộc sống, cảm thấy sống không có mục đích, hay suy nghĩ nhiều. Em cảm thấy bản thân kém cỏi, tội lỗi và không bằng người khác.
- Thường xuyên đau nhói ở ngực, loạn nhịp tim, đã từng khó thở, dễ bị kích động bởi những vấn đề nhỏ nhặt, còn những vấn đề lớn em nghĩ đáng lẽ mình nên phản ứng mạnh thì lại rất bình tĩnh đến lạ, có điều tim em đập rất nặng lúc ấy.
- Càng ngày càng ngại tiếp xúc, khó chịu khi nói chuyện với người xung quanh trừ người yêu em. Nhưng có lúc em không muốn tiếp xúc với 1 ai hết. Có những lúc dù đang đang nói chuyện, đầu vẫn tiếp thu nhưng người cứ đơ ra không muốn phản ứng trả lời đối phương. Khi ngồi có thể bỗng dưng nghĩ đến chuyện buồn gì đó và khóc, rất dễ khóc ạ.
- Cách đây không lâu em bị đau nửa đầu thường xuyên, giờ thì chỉ khi nào bị kích động em mới đau.
Xin hỏi BS em có bị trầm cảm không ạ? Em nên làm gì thưa BS?
(Hoa, 17 tuổi - Thái Bình)
Hình minh họa. Nguồn Internet
Chào em,
Các triệu chứng em mô tả phù hợp vớimột trường hợp điển hình của .Tuy nhiên, một số rối loạn tâm thần khác cũng có thể có triệu chứng tương tự,nhưng cách điều trị có thể rất khác. Để có thể chẩn đoán chính xác đòi hỏi quátrình thăm khám và hỏi bệnh kĩ càng của chuyên gia về tâm thần học.
Với tình trạng hiện tại của em, tôinghĩ trước tiên em có thể áp dụng một số biện pháp thay đổi lối sống để tự điềutrị cho mình:
- Stress là nguyên nhân chính của bệnhtrầm cảm, em nên hạn chế suy nghĩ quá nhiều, tập hít thở sâu, tập thể dục cóthể làm giảm bớt căng thẳng em đang gặp phải.
- Có gắng chia sẻ nhiều hơn với mọingười xung quanh, nhất là những người thân thiết và yêu thương em
- Tích cực tham gia các hoạt động tậpthể, tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống như đi xem một bộ phimhài, nghe nhạc, đổi một kiểu tóc mới,… bất kỳ việc gì mà em thấy thích.
Nếu tình trạng bệnh vẫn không cảithiện, em nên đến gặp bác sĩ tâm thần để được tư vấn và kê toa phù hợp. Thânmến!
BS Võ Thị Tố Uyên - AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí