Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Cô đơn xứ người du học, teen sợ bị tự kỷ

Trong lớp, mọi người thích làm việc theo nhóm nhưng em lại thích làm việc một mình hơn mặc dù trước khi đi du học, kỹ năng của em rất tốt.
Em đang du học tại Mỹ. Cuộc sống hiện tại của em quá cô đơn nhưng không phải vì hoàn cảnh mà do tính cách và tâm lý của em. Trước khi đi du học, em là người rất thích kết bạn mới, thích đi đây đi đó để khám phá mọi nơi và đặc biệt rất thích náo nhiệt vì ở đó rất vui. 
 Nhưng trong mùa đông của năm đầu tiên ở Mỹ, không khí ở ngoài trời thì lạnh, bạn bè em thì đi du lịch với gia đình của họ còn em thì ở nhà một mình. Sau một tháng như thế em cảm thấy bản thân đã có chút thay đổi đặc biệt. Em không còn muốn kết bạn với ai cả. Ngoài những người thân ra, em cảm thấy như mọi thứ xung quanh luôn luôn có nguy hiểm và tốt nhất là không nên tiếp xúc với họ. Khi rảnh em thường lên các báo điện tử để đọc tin tức về các tệ nạn xảy ra trong xã hội và điều đó làm cho em cảm thấy quyết định của mình khi đề phòng mọi người là đúng. Từ đó em không còn muốn ra ngoài đi khám phá cũng như đi giải trí với bạn vè nữa, chỉ vì cảm thấy ở nhà một mình vui và thoải mái hơn. Em cũng rất ngại đi đến những chỗ đông người. Ở đấy em có cảm giác như là ai cũng đang dòm ngó mình. Em cố tìm một chỗ nào đó để không ai thấy và nói chuyện với mình. Trong lớp, mọi người thích làm việc theo nhóm nhưng bản thân em lại thích làm việc một mình hơn mặc dù trước khi đi du học, kỹ năng làm việc theo nhóm của em rất tốt. Không biết vì hoàn cảnh mà bản thân em đã thích nghi với môi trường hay do tâm lý của em có vấn đề ? Em có đang mắc bênh tự kỷ không?  (Hoàng)

Chào em,

Qua miêu tả của em, tôi có thể chắc chắn rằng em không phải mắc chứng tự kỷ như mình nghĩ đâu. Vì tôi không trực tiếp thăm khám cho em nên không thể xác định rõ bệnh lý của em. Nhưng qua thư này, tôi nhận thấy dường như em đang mắc phải chứng rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống, cụ thể là ám ảnh sợ xã hội đi kèm với các biểu hiện của giai đoạn trầm cảm. Đặc điểm của rối loạn bệnh lý này là:

- Các triệu chứng tâm lý hoặc thần kinh thực vật phải là những biểu hiện nguyên phát của lo âu, chứ không phải là thứ phát sau các triệu chứng khác như hoang tưởng hoặc ý nghĩ ám ảnh. - Lo âu phải khu trú vào (hoặc chiếm ưu thế) ít nhất hai trong các hoàn cảnh sau: đám đông, quảng trường công cộng, chuyến đi xa khỏi nhà và du lịch một mình. - Né tránh tình huống gây ám ảnh là nét nổi bật hiện nay hay trước kia. Bệnh lý này của em hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nếu em đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tâm lý thần kinh thì họ có thể giúp em. Tùy vào tình trạng hiện tại của em mà bác sĩ sẽ có phác đồ trị liệu thích hợp.  Ở Viện tâm lý thực hành TP HCM, thông thường các bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh sợ xã hội thì phải được điều trị kéo dài từ 15 đến 24 tháng. Trong đó bác sĩ sẽ quyết định phương thức trị liệu cho em là kết hợp hóa dược cùng liệu pháp tâm lý hay chỉ dùng đơn liệu pháp là liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp hóa dược. Việc điều trị cần được thực hiện và chủ trì bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm lý thần kinh. Vì thế em nên sớm tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để sớm thoát khỏi những khó khăn hiện tại của bản thân. AloBacsi.vn Theo VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-don-xu-nguoi-du-hoc-teen-so-bi-tu-ky-n57866.html)

Tin cùng nội dung

  • Các triệu chứng của bệnh tự kỷ không phải lúc nào cũng được biểu hiện một cách rõ ràng, vì vậy cha mẹ có thể bỏ lỡ một dấu hiệu nào đó mà không biết.
  • Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời. Do đó, phụ huynh cần nhận biết sớm để can thiệp cho trẻ sớm hòa nhập cộng đồng.
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Nếu các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích rõ rệt của loại Thuốc này thì nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.
  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY