Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Có hay không việc thiếu Thuốc điều trị tay chân miệng?

Thời gian qua, có thông tin lan truyền cho rằng trên thị trường đang thiếu Thuốc điều trị tay chân miệng đang vào mùa cao điểm, khiến cha mẹ lo lắng.

Mùa cao điểm tay chân miệng

Theo số liệu từ sở y tế tp.hcm và cdc tp.hcm, chỉ riêng trong tuần cuối tháng 9, tp.hcm đã ghi nhận 640 ca tay chân miệng, cao nhất từ đầu năm đến nay và là con số đáng báo động. nếu tính từ đầu năm tới nay, tp.hcm ghi nhận đến gần 6.500 ca tay chân miệng.

Đặc biệt, đầu tháng 10/2020, ở tp.hcm đã xuất hiện một số ổ dịch tay chân miệng tại các trường học, như khu vực huyện bình chánh, nhiều quận có số bệnh nhân đông như các quận 2, 7,8.

Cập nhật tình hình cho đến hiện tại, bs trương hữu khanh - trưởng khoa nhiễm d (bv nhi đồng 1) cho biết, số lượng bệnh nhi nhập viện vì tay chân miệng trong tuần đầu tháng 10 tiếp tục tăng cao, chưa có dấu hiệu giảm.

Bác sĩ cho biết tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột enterovirus gây nên, lây truyền qua đường tiêu hóa. hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có Thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Bệnh viện đông đúc trở nên nguy hiểm hơn khi dịch bệnh covid-19 vẫn còn đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. đồng thời, đây cũng là mùa gia tăng số bệnh nhân sốt xuất huyết. không những thế, trong cộng đồng lan truyền thông tin cho rằng trên thị trường đang thiếu Thuốc điều trị tay chân miệng, khiến nhiều cha mẹ bệnh nhi lo lắng.

Bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại bv nhi đồng 1 (ảnh: hòa bình)

Có thật sự thiếu Thuốc điều trị?

Sở y tế tp.hcm mới đây đã lên tiếng khẳng định thông tin về việc không có Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ là không đúng, có thể gây hiểu lầm và tạo tâm lý hoang mang trong dư luận.

Tuy nhiên, chính xác thì từ tháng 6/2020, các bv nhi đồng 1, nhi đồng 2 và nhi đồng tp. hcm đều có công văn gửi sở y tế tp.hcm thông báo tình hình thiếu Thuốc tiêm phenobarbital, vì công ty cổ phần dược phẩm trung ương cpc1 ngưng nhập khẩu loại Thuốc này về việt nam.

Sở y tế tp.hcm lý giải, trước đây các bv sử dụng Thuốc tiêm phenobarbital (100mg/1ml). đây là Thuốc thuộc nhóm kiểm soát đặc biệt, có tác dụng chống co giật cấp tính và dùng điều trị trẻ sơ sinh bị tay chân miệng nặng.

Thuốc hoạt động bằng cách kiểm soát các hoạt động điện bất thường trong não xảy ra trong một cơn động kinh. Việc kiểm soát và giảm cơn động kinh cho phép thực hiện nhiều hoạt động bình thường hàng ngày, giảm nguy cơ gây hại khi bị mất ý thức và giảm mắc bệnh co giật thường xuyên, đe dọa tính mạng. Phenobarbital được sử dụng trong một thời gian ngắn (thường không quá 2 tuần).

Thị trường Việt Nam lưu hành Thuốc tiêm Phenobarbital là Danotan 100mg/ml (Hàn Quốc) do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 nhập khẩu và phân phối.

Trẻ bị tay chân miệng đang được điều trị ở bv nhi đồng 1 tp.hcm. ảnh: hoàng lan


“tuy nhiên, phenobarbital (100mg/ml) không phải Thuốc chống co giật duy nhất trong phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng nặng do bộ y tế ban hành. không có phenobarbital thì truyền ivig sớm (globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, cung cấp một phổ rộng kháng thể igg chống lại nhiều vi khuẩn và virus, gây miễn dịch thụ động), nếu có giật sơ sinh mới đổi Thuốc” – bs trương hữu khanh nói.

Đồng thời, trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM cũng đã kiến nghị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hỗ trợ tìm nguồn cung ứng Thuốc Phenobarbital cho các BV. Tuy nhiên, Cục Quản lý dược cho biết Hàn Quốc đã ngưng sản xuất loại Thuốc nói trên. Cục Quản lý dược cũng có văn bản đề nghị các công ty nhập khẩu Thuốc liên hệ đối tác nước ngoài tìm nguồn cung ứng nhưng đến nay chưa có kết quả.

Sở Y tế TP.HCM cũng đưa nhận định cho rằng trong tình hình không có Phenobarbital như hiện nay, các BV có thể thay thế bằng các loại Thuốc khác như Diazepam, Midazolam…

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/co-hay-khong-viec-thieu-thuoc-dieu-tri-tay-chan-mieng-494856.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY