Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Có nên cắt hạch thần kinh giao cảm để trị bệnh đổ mồ hôi tay, chân quá mức?

Theo các chuyên gia, việc cắt hạch thần kinh giao cảm chỉ là phương pháp “bần cùng” sau khi tất cả các cách khắc phục đều thất bại.

Bệnh đổ mồ hôi tay, chân quá mức là gì?

Bệnh đổ mồ hôi tay, chân là hiện tượng mà tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở lòng bàn tay và bàn chân, khiến cho người bệnh có cảm giác ẩm ướt liên tục ở hai vùng này, gây ra rất nhiều sự khó chịu và bất tiện trong công việc và sinh hoạt.

Thông thường thì mồ hôi có chức năng thải độc, làm mát, điều hòa cơ thể nhưng khi mồ hôi ở tay chân quá nhiều, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề như: dễ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử, gặp khó khăn khi viết chữ trên giấy…

Các bệnh nhân phải chung sống với hiện tượng này cũng dễ mệt mỏi, cảm sốt, đau nhức xương khớp do gan bàn tay, chân luôn bị lạnh. Ngoài ra, họ cũng thường gầy yếu, khó lên cân do năng lượng không được tích lũy mà bị đào thải quá nhanh qua đường mồ hôi.

Mối liên hệ của bệnh đổ mồ hôi tay, chân với hạch thần kinh giao cảm

Thực ra, không thể xác định được nguồn gốc, lý do mắc căn bệnh này. Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có cả những trường hợp bẩm sinh. Có thể do di truyền nhưng không phải là tất cả. Có những bệnh nhân tự khỏi bệnh mà không cần chữa trị nhưng có những bệnh nhân chữa trị rất nhiều cách mà không đem lại hiệu quả nào. 

Tuy nhiên, xuất phát từ phương pháp giải phẫu S*nh l* người, có thể quan sát thấy hạch thần kinh giao cảm ở nách và háng chính là trung tâm đã phát tín hiệu về não và tạo ra hiện tượng mồ hôi tràn lên bề mặt da liên tục ở lòng bàn tay và chân. Từ phát hiện đó, có một phương pháp điều trị được chọn để áp dụng là cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm.

Có nên cắt hạch thần kinh giao cảm để trị bệnh đổ mồ hôi tay chân không?

Ưu điểm của việc cắt hạch thần kinh giao cảm là những ca phẫu thuật này được tiến hành khá nhanh gọn, không đau đớn nhiều và chỉ để lại một vết sẹo nhỏ cỡ 2mm ở gần nách và háng của bệnh nhân. Hiệu quả loại trừ hiện tượng đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, chân ngay sau khi cắt hạch là 99%. 

Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm: Đó là một số bệnh nhân bị tái phát trong khoảng sáu tháng đến một năm sau khi cắt hạch. Đặc biệt hơn, mồ hôi sẽ không tiết ra quá mức ở lòng bàn tay, chân nhưng sẽ tiết ra nhiều ở cổ, vai, lưng, chân tóc… Chưa kể, thay vì đổ mồ hôi quá mức, ở lòng bàn tay và lòng bàn chân lại có hiện tượng khô da do không có hạch thần kinh giao cảm để chỉ đạo tuyến mồ hôi hoạt động. 

Theo TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, đột quỵ, BVBạch Mai, không nên nghĩ ngay đến giải pháp cắt hạch thần kinh giao cảm khi thấy hiện tượng đổ mồ hôi tay, chân mà trước tiên cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Sau đó theo dõi xem mồ hôi ở lòng bàn tay, chân bị đổ nhiều nhất khi nào, có liên quan đến thức ăn hay một loại Thu*c nào đang dùng trong thời điểm đó không, tâm lý thế nào. Việc cắt hạch thần kinh giao cảm chỉ là phương pháp “bần cùng” sau khi những cách trên đã thất bại.

Hơn nữa, các ý kiến phản đối việc cắt hạch thần kinh giao cảm tựu chung đều khẳng định rằng hạch này thực ra chỉ là một chiếc "chuông báo động", có nhiệm vụ cảnh báo sự suy yếu của thận và hệ thống thần kinh trong cơ thể người.

Khi hệ thần kinh suy yếu, liên tục chịu áp lực, hoặc khi thận không làm tròn nhiệm vụ thải độc cho cơ thể thì tuyến mồ hôi phải tiếp tục công việc ấy. Vì vậy không có lí do gì để loại trừ hạch thần kinh giao cảm khi nó không phải là bản chất của vấn đề.

Thậm chí, nếu cắt bỏ nó, cơ thể sẽ phải đối diện với những vấn đề lớn hơn, như suy thận, hoặc tích tụ độc tố vào trong gan. Bởi vì lượng nước thừa và các và độc tố không được giải thoát trên bề mặt da.

Cách điều trị đối với bệnh đổ mồ hôi tay, chân

- Không uống quá nhiều nước nhưng cũng không được để cơ thể bị thiếu nước, háo nước gây mất sức. Hàng ngày, có thể dùng thêm một lượng nhỏ (15-30ml) dung dịch Oserol theo cách nhấp từng ngụm bé, ngậm vài giây trong miệng rồi mới nuốt để  bổ sung chất điện giải cho cơ thể, bù lại lượng muối trong mồ hôi bị mất.

- Không ăn các món ăn có tính lạnh như trai, hến… Sử dụng thêm những món ăn tốt cho thận như hạt đậu đỏ, trà gạo lứt, bánh hoặc mì được làm từ bột hạt Tam giác mạch (Kiều mạch, Soba)…

- Chơi một môn thể thao yêu thích để giảm stress hoặc tham gia các khóa học như thiền, yoga… để điều hòa khí huyết và kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình, tránh tác động mạnh lên hệ thần kinh, nhất là hạch thần kinh giao cảm.

- Áp dụng kinh nghiệm dân gian như ngâm tay, chân vào nước muối ấm hoặc với lá trà xanh, lá lốt, dâu tằm, ngải cứu, gừng…

Theo Tuổi trẻ Thủ đô

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-nen-cat-hach-than-kinh-giao-cam-de-tri-benh-do-mo-hoi-tay-chan-qua-muc-n308171.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Mẫu lệ là tên Thu*c trong y học cổ truyền của vỏ con hàu (con hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mùa khai thác hàu từ tháng 10 đến tháng 3, vì lúc này hàu béo. Thịt hàu được dùng làm thực phẩm rất ngon, bổ. Vỏ hàu chứa nhiều muối canxi, dùng làm Thu*c chữa bệnh.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY