Sinh sản , Nam hôm nay

Có nguy cơ bệnh lýtừ tinh trùng hiến tặng?

Một người đàn ông Đan Mạch mắc bệnh rối loạn gen đã hiến tinh trùng ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản khắp thế giới, 99 em bé được sinh ra từ tinh trùng hiến tặng của ông này.
Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia Nguyễn Viết Tiến (giữa) thao tác trong một ca phẫu thuật - Ảnh: Nguyễn Khánh

Như tôi đã nói là nếu đảm bảo 100% hoàn toàn bình thường thì không một trung tâm nào trên thế giới làm được, bởi một lẽ người khỏe mạnh, bình thường sẽ sinh con khỏe mạnh, nhưng bản chất tinh trùng có thể có những rối loạn gen nằm trong kiểu gen mà không biểu hiện ra kiểu hình.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến


 Câu chuyện này đang làm dấy lên nỗi lo lắng: có hay không nguy cơ bệnh lý ở những em bé sinh ra từ tinh trùng hiến tặng.

Tại VN, theo ông Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y tế kiêm giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia, nhu cầu xin tinh trùng để sinh con đang rất lớn và mỗi năm các trung tâm hỗ trợ sinh sản khắp cả nước có thể cần tới hàng trăm mẫu tinh trùng hiến. Trao đổi về nguy cơ này, ông Tiến nói:

- Về nguyên tắc, người hiến tinh trùng phải khỏe mạnh, không bệnh lây nhiễm, đã sinh con khỏe mạnh và không bị bệnh lý di truyền thì trung tâm mới nhận mẫu tinh trùng hiến tặng. Còn những người bị bệnh lý, bị HIV, viêm gan siêu vi, từng có con bị dị tật... chúng tôi không nhận. Một nguyên tắc nữa là mỗi người chỉ được hiến tặng một lần.

Với những yêu cầu như vậy thì con sinh ra từ tinh trùng hiến tặng sẽ có tỉ lệ dị tật thấp hơn rất nhiều so với con sinh ra từ tinh trùng ngẫu nhiên.

Nhưng nếu khẳng định 100% trường hợp trẻ sinh ra từ tinh trùng hiến tặng đều hoàn toàn bình thường thì không một trung tâm nào trên thế giới có thể khẳng định được điều này.

Những yếu tố xác nhận mẫu tinh trùng hiến tặng là an toàn như ông nói mới chỉ là yếu tố bề ngoài. Liệu quan sát bề ngoài có đảm bảo an toàn, trẻ sinh từ tinh trùng hiến tặng sẽ không bị dị tật?

- Như tôi đã nói là nếu đảm bảo 100% hoàn toàn bình thường thì không một trung tâm nào trên thế giới làm được, bởi một lẽ người khỏe mạnh, bình thường sẽ sinh con khỏe mạnh, nhưng bản chất tinh trùng có thể có những rối loạn gen nằm trong kiểu gen mà không biểu hiện ra kiểu hình.

Khi kết hợp với phụ nữ có noãn bình thường thì con sinh ra vẫn khỏe mạnh, nhưng trường hợp không may noãn của người mẹ có gen lặn bệnh lý tương tự như người cha thì lúc đó có hiện tượng gen bệnh lý đồng hợp tử, có nguy cơ sinh con bất thường.

Tất nhiên thực tế cũng ít gặp những trường hợp như vậy. Muốn loại trừ 100% nguy cơ bất thường phải làm thêm một chẩn đoán gọi là chẩn đoán tiền làm tổ, tức là chẩn đoán bệnh lý di truyền trước khi phôi thai làm tổ.

Nhưng chẩn đoán này rất đắt và nhiều trường hợp không triển khai được vì có thể làm giảm tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm, chi phí có khi còn tốn hơn chi phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (ở VN chi phí thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 30-70 triệu đồng/lần). 

Do vậy năm thì mười họa mới có người làm chẩn đoán tiền làm tổ, chỉ những trường hợp có nhiều yếu tố nguy cơ mới làm chẩn đoán này chứ không phải tất cả mọi trường hợp đều làm.

Việc cho - nhận tinh trùng ở VN mới xem xét trên các yếu tố ngoại hình, tiền sử sinh con... của người hiến mà chưa làm các xét nghiệm về gen. Nếu như vậy thì thực tế có trường hợp nào đã sinh con bị bệnh lý sau khi nhận tinh trùng hiến tặng hay chưa?

- Ở VN chưa nhận phản hồi nào về việc sinh con bệnh lý sau khi nhận tinh trùng hiến tặng. Những trường hợp có nghi ngờ sau khi nhận tinh trùng hiến tặng có thể làm một xét nghiệm kiểm tra khác mà chi phí ít tốn kém hơn là sàng lọc trước sinh, bằng cách xét nghiệm nước ối.

Tuy nhiên chúng tôi ghi nhận không ít ca thụ tinh trong ống nghiệm có nguy cơ dị tật. Đây cũng là điều dễ hiểu vì các gia đình có khó khăn về sinh nở, không thể sinh con bình thường và nguy cơ sinh con có bất thường cũng cao hơn.

Với “chẩn đoán tiền làm tổ” để xác định các dị tật ở trẻ, xin ông cho biết có bao nhiêu loại dị tật có thể chẩn đoán sớm được từ xét nghiệm này?

- Hiện nay ở VN chúng tôi mới chẩn đoán được các bất thường về rối loạn chuyển hóa, như thiếu men G6PD, các bệnh về máu, chứ chưa chẩn đoán được tất cả các loại bệnh lý.

Tức là chúng tôi mới chẩn đoán được những bất thường ở một số bệnh lý phổ biến, ở cặp nhiễm sắc thể số 13 và 21, trong khi có tới 23 cặp nhiễm sắc thể và mỗi cặp có thể mang một loại bệnh nếu có bất thường.

Số lượng bệnh lý mà chẩn đoán tiền làm tổ trên thế giới xét nghiệm sớm được có nhiều hơn không, thưa ông, bởi nếu mới chẩn đoán được một số ít ỏi như chúng ta thì vẫn có nguy cơ lọt trẻ mang gen bệnh lý gây khó khăn cho cuộc sống của trẻ sau này?

- Thế giới có thể xét nghiệm nhiều loại bệnh lý hơn nhưng không hơn quá nhiều so với VN, vì họ phát minh kỹ thuật y khoa nào mới là chúng tôi cố gắng cập nhật ngay. Tuy nhiên những chẩn đoán mà VN đã làm được đều là phát hiện các bệnh thường gặp, phổ biến hiện nay.

Theo Lan Anh - Tuổi trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-nguy-co-benh-lytu-tinh-trung-hien-tang-n193052.html)

Tin cùng nội dung

  • Những người sử dụng aspirin liều thấp giảm một nửa nguy cơ ung thư tuyến tụy.
  • Bệnh diễn ra trong một thời gian dài, làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, có thể chuyển thành ung thư thực quản.
  • Viêm loét đại tràng có phải là bệnh xảy ra ở một số người có nguy cơ cao không? Nguy cơ này là gì và có thể tránh được không.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến tinh trùng nhưng không biết hiến ở đâu, cần những thủ tục gì, có được hỗ trợ hoặc hưởng phúc lợi gì từ nơi tôi hiến hay không? Xin cung cấp cho tôi một số thông tin để tôi có thể dễ dàng thực hiện mong ước của mình. Chân thành cảm ơn quý báo. (Bạn đọc xin giấu tên)
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY