Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cơ thể rối loạn vì nắng nóng ra sao?

ch*t tế bào là cơ chế sâu sắc tiềm ẩn phía trong khiến cho suy giảm chức năng của đa phủ tạng. Nó chính là nguy cơ tiềm ẩn nặng nhất về tác hại của nắng nóng.

Dưới góc độ thực hành lâm sàng bệnh viện và thực tế ngoài thực địa, chúng ta chỉ nên dừng lại ở mức độ: nhận biết nhanh rối loạn bệnh lý là gì, áp dụng biện pháp cấp cứu nào, áp dụng biện pháp hạ nhiệt nào, điều trị Thu*c ra sao, bệnh nhân khỏi được không? Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, điều làm cho các nhà y học lao động, S*nh l* lao động, bệnh học nghề nghiệp đau đầu, đó là, tại sao nạn nhân lại có thể Tu vong do nắng nóng? Tại sao khi thân nhiệt cao lại làm rối loạn chức năng thần kinh trung ương nghiêm trọng đến vậy? Tại sao nạn nhân bị hôn mê và tình trạng ngày càng xấu đi? Tại sao một số ít các nạn nhân may mắn sống sót lại bị di chứng sau đó? Hiểu rõ được cơ chế đích xác ở bên trong sẽ giúp ích vô cùng lớn trong quá trình điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh nhân. Câu trả lời nằm ở cụm từ: ch*t từ tế bào.

Trước khi tìm hiểu cơ chế ch*t từ tế bào, chúng ta cùng xem lại các cơ chế khả dĩ hiện nay giải thích cho vấn đề nắng nóng.

Các cơ chế rối loạn do nắng nóng

Cơ chế thứ nhất lý giải cho các rối loạn do nắng gây ra, đó là cơ chế rối loạn huyết động. Rối loạn huyết động là các rối loạn xảy ra trong nội tại hệ tuần hoàn dẫn tới thiếu hụt lượng máu lưu thông đi nuôi các cơ quan quan trọng. Lý do gây ra rối loạn huyết động là toát mồ hôi quá nhiều làm giảm thể tích máu lưu thông, sự thải nhiệt mất kiểm soát dẫn tới giãn mạch ngoài da quá mức làm thiếu hụt lượng máu trung tâm. Phối hợp hai dạng thức này gây ra rối loạn huyết động.

Rối loạn huyết động là cơ chế dùng để lý giải phù hợp các triệu chứng như: da đỏ lừ, huyết áp tụt kẹt, người bệnh ngất hoặc bất tỉnh. Nhưng nó lại không thể lý giải được vì sao trong những phút đầu tiên, người ta đã dùng Thu*c khôi phục tuần hoàn như adrenalin làm trung tâm hóa tuần hoàn, truyền dịch tốc độ cao nhằm nâng huyết áp, nạn nhân Tu vong vẫn Tu vong. Khi đó con số huyết áp trung tâm đã nâng lên đến mức giới hạn an toàn. Vậy cơ chế rối loạn huyết động không phải là cơ chế chính gây ra Tu vong.

Cơ chế thứ hai là sự ức chế trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ở một trạng thái nhất định, trung tâm hô hấp và tuần hoàn bị ức chế hoạt động. Điều này dễ dàng lý giải tại sao khi đột quỵ do nóng nhịp thở lại nhanh nông, nhịp tim lại nhanh nhỏ khó bắt. Sau đó là trạng thái ngừng tim, ngừng thở do trung tâm hô hấp và tuần hoàn bất hoạt. Song cơ chế này lại không thể lý giải được tại sao sau khi trung tâm hô hấp và tuần hoàn tái hoạt động nhờ sự can thiệp bằng các biện pháp y học, thì nạn nhân lại xuất hiện các biến chứng khác nhau. Người thì bại liệt, méo miệng, nói ngọng, người thì giảm khả năng trí tuệ. Rõ ràng, giữa các chức năng cao cấp của thần kinh trung ương và trung tâm hô hấp tuần hoàn ít có liên hệ với nhau.

Vậy là, người ta phải cất công tiếp tục tìm kiếm và nghiên cứu. Sau đó, người ta nhận thấy có một điểm chung ở tất cả các bệnh nhân bị tăng thân nhiệt mức độ nặng (đột quỵ do nắng nóng), đó là, đồng loạt các cơ quan đều bị rối loạn chức năng nghiêm trọng, khiến cho cơ thể không thể qua khỏi (và dẫn tới ch*t) hoặc nếu qua khỏi thì một số nạn nhân bị biến chứng vĩnh viễn (do tổn thương không thể phục hồi). Người ta đã nghĩ tới một giải thiết khác, đó là cơ chế: ch*t từ tế bào.

BS. PHÚC HƯNG (Học viện Quân y)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d3047db3330850b3145f904)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY