Béo phì, Thiếu cân hôm nay

Con béo, nhưng trong mắt bố mẹ vẫn là gầy

51% phụ huynh được khảo sát trên thế giới có con thừa cân không cho rằng bé vượt quá chuẩn cân nặng, thậm chí có người nghĩ rằng con mình đang thiếu cân.

Ảnh: mirror.co.uk

Đó là kết quả vừa được nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ ĐH Nebraska-Lincoln (Mỹ) công bố trẻn tạp chí Paediatrics (Nhi khoa) sau khi tổng hợp 69 nghiên cứu được tiến hành trên toàn thế giới từ năm 1990 đến 2012, với sự tham gia của 15.000 trẻ em từ 2 đến 18 tuổi. Các chuyên gia phát hiện 51% phụ huynh đánh giá cân nặng của trẻ thấp hơn thực tế.

Trong mỗi trường hợp, các nhà nghiên cứu yêu cầu cha mẹ đánh giá trọng lượng của trẻ trước. Sau đó, họ cân và đo chiều cao của trẻ để xác định xem bé có thừa cân hay không dựa trên biểu đồ tăng trưởng Body Mass Index.

Theo alyssa lundahl, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, các bậc cha mẹ thường có xu hướng đánh giá thấp cân nặng của con hơn bình thường. cha mẹ cũng ít nhận ra nguyên nhân khiến trẻ béo phì và không để ý đến những hệ lụy kéo theo.

Alyssa lundahl cho rằng phụ huynh không nghĩ con mình thừa cân một phần vì không muốn con bị kỳ thị, bêu riếu. ngoài ra, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi nói về trẻ béo phì người ta chỉ sử dụng hình ảnh những đứa trẻ thừa cân thái quá khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn, tưởng rằng trông trẻ mập vẫn là bình thường.

Cha mẹ của những đứa trẻ mầm non trong độ tuổi từ 2 đến 5 thường ít nhận thức được việc con họ đang thừa cân. đặc biệt, bản thân những cha mẹ thừa cân thường đánh giá sai về cân nặng của trẻ hơn. những đứa tré mà có ít nhất một trong hai bậc sinh thành thừa cân thường dễ bị béo phì hơn. tại nước anh, khoảng 1/3 những đứa trẻ 10-11 tuổi và hơn 1/5 trẻ em 4-5 tuổi hoặc là thừa cân hoặc béo phì. khoảng 3/4 những đứa trẻ béo phì từ thời thơ ấu sẽ tiếp tục bị béo phì khi trưởng thành, dễ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường týp 2, tim mạch và ung thư.

Thực ra cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển cân nặng của trẻ nói chung và giúp trẻ tránh xa việc béo phì nói riêng. Khi cha mẹ nhận thức đúng về cân nặng của trẻ, họ có thể có những hành động khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, tắt tivi và để trẻ ra ngoài chơi.

Lundahl khuyên các bậc cha mẹ nên đảm bảo rằng con mình đã được bác sĩ nhi khoa kiểm tra cân nặng và chiều cao thường xuyên, kể cả khi bé đang ở đúng chuẩn.

Còn tiến sĩ Raquel Hernandez (công tác tại bệnh viện nhi ở St. Petersburg, Florida và giảng dạy tại trường Thu*c Johns Hopkins) trong một nghiên cứu độc lập khác cho rằng, việc nói chuyện về cân nặng của trẻ thường khó khăn với cả bác sĩ và các bậc phụ huynh. Bà khuyên, cha mẹ nên cởi mở hơn về những cảm nhận của họ đối với cân nặng của trẻ. Những phụ huynh cởi mở sẽ có khả năng tác động đến đứa trẻ. Và điều này rất quan trọng vì những đứa trẻ thừa cân thường dễ trở thành một người lớn béo phì hơn đứa trẻ có cân nặng bình thường. Bà cũng khuyến cáo cha mẹ của những đứa trẻ thừa cân cần phải cắt giảm ngay lượng nước ngọt mà trẻ tiêu thụ mỗi ngày và cần phải quan tâm đặc biệt tới chiều cao cân nặng của con.

Hoàng Anh (Theo Coloradonewsday)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/con-beo-nhung-trong-mat-bo-me-van-la-gay-2948786.html)

Chủ đề liên quan:

trẻ béo phì trẻ mập

Tin cùng nội dung

  • Món ăn ngày tết thật phong phú và có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với trẻ. Để giúp trẻ được vui tết trọn vẹn, phụ huynh nên biết cách chọn lựa những món ngon vừa mang tính bổ dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe.
  • Một nghiên cứu của Đại học California cho biết, trẻ béo phì có thể có các dấu hiệu bất thường về tim ở tuổi lên 8, điều này khiến tăng nguy cơ tử vong sớm khi trưởng thành.
  • Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước sau khi bú là thói quen của nhiều bà mẹ.
  • Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì thế với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ
  • Bữa ăn tối của cả gia đình là thời gian họp mặt không chỉ quan trọng về tinh thần mà còn đóng góp rất nhiều cho sức khỏe cả nhà.
  • Thời gian gần đây, khoa Nhi của các bệnh viện ở TPHCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi béo phì bị sốt xuất huyết.
  • Hiện nay, tình trạng trẻ bị béo phì ngày càng nhiều. Béo phì khiến cơ thể “quá khổ” do lượng mỡ tích tụ dư thừa, gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
  • Ở nước ta chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng ở Trung Quốc, Canada, Nhật Bản cứ sau 15 năm, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng gấp đôi.
  • Trẻ béo phì thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đây là kết quả của nghiên cứu cho thấy mối liên hệ này ở trẻ.
  • Những đứa trẻ có cha béo phì rất dễ trở thành bản sao của bố ở tuổi lên 8 hoặc 9, so với các bé có bố cân nặng vừa phải.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY