Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Con bị bỏng, gia đình chữa theo chỉ dẫn của người quen, gây hoại tử

MangYTe - Con bị bỏng nước sôi nhưng gia đình không đưa đi khám mà tự ý điều trị cho con tại nhà bằng Thu*c đỏ, khiến trẻ bị hoại tử vùng đùi và cẳng chân nghiêm trọng.

Bệnh nhi D. đã cứu được vùng đùi và cẳng chân bị hoại tử do gia đình tự bôi Thu*c đỏ để chữa bỏng - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi H.Đ.D. (7 tuổi, ngụ huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) được đưa đến Trung tâm sản nhi Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ trong tình trạng hoại tử nặng vùng đùi và cẳng chân phải do bỏng nước sôi.

Được biết, khi D. bị bỏng, gia đình không đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế mà tự mua một loại Thu*c đỏ dạng dung dịch (chưa rõ là Thu*c gì) về bôi trực tiếp lên vết thương theo hướng dẫn của… một người quen.

Sau 5 ngày điều trị, bé D. sốt cao 39°C, toàn bộ diện tích vết thương ở đùi và cẳng chân của trẻ phồng rộp, chảy dịch vàng, mủ và xuất hiện mùi hôi khó chịu, gia đình mới đưa trẻ đến khám tại bệnh viện.

Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ xác định vết thương do bỏng của trẻ đã hoại tử khá nặng, diện tích tổn thương khoảng 16%. Bệnh nhi đã ngay lập tức được điều trị bằng kháng sinh liều cao để khắc phục tình trạng nhiễm trùng, được bù dịch, cân bằng điện giải và thay băng cắt lọc vết thương.

Sau 2 tuần điều trị, vết bỏng của bệnh nhi khô ráo, da non lên tốt, vận động của gối, cẳng chân, bàn chân đều rất tốt nên được cho xuất viện hôm nay (29-4).

Quá trình hồi phục của bệnh nhi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 29-4, thông tin về trường hợp bỏng nghiêm trọng này, ThS.BS Nguyễn Đức Lân - trưởng khoa ngoại nhi tổng hợp - chia sẻ: tổn thương bỏng của bệnh nhân D. nằm ở vị trí khoeo chân phải - vị trí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gấp duỗi của gối.

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn tới tình trạng co da, cứng khớp do sẹo, ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của trẻ.

Theo ThS.BS Nguyễn Đức Lân, việc sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm.

"Do đó, khi trẻ không may bị bỏng, cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi có tác nhân. Cởi bỏ ngay quần áo, rửa vùng da bị bỏng của trẻ bằng nước sạch ở nhiệt độ thường và dùng khăn sạch thấm khô" - bác sĩ Lân hướng dẫn.

Theo bác sĩ Lân, thông thường nếu không tiếp xúc với độ nóng quá cao và thời gian tiếp xúc ngắn, vết bỏng sẽ chỉ hơi đỏ và rát, phần da bỏng không đổi màu thành trắng hoặc đen, không có nốt phỏng nước và sẽ khỏi sau 2-3 ngày mà không để lại sẹo.

"Tuy nhiên, nếu vết bỏng bị tổn thương, quan sát phần da bị bỏng đổi màu, xuất hiện nốt phỏng nước cỡ lớn, trẻ cảm thấy đau nhức hoặc vùng bị bỏng là da mặt hoặc bộ phận Sinh d*c thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám để được điều trị ngay lập tức.

Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại Thu*c nào bôi lên vết thương. Khi trẻ không may bị bỏng, đặc biệt đối với các tổn thương trên diện rộng, vết thương sâu, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra" - bác sĩ Nguyễn Đức Lân nhấn mạnh.

Trẻ Tu vong vì người nhà tự ý điều trị

TTO - Những ngày gần đây, Bệnh viện Nhi Đồng 2 liên tục tiếp nhận những trường hợp trẻ bị bỏng, rắn cắn… nhưng gia đình tự ý điều trị, gây hậu quả đáng tiếc…

T. HÀ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/con-bi-bong-gia-dinh-chua-theo-chi-dan-cua-nguoi-quen-gay-hoai-tu-20200429161812694.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cháu nghe nói nếu uống ORS không đúng theo chỉ dẫn sẽ rất nguy hiểm. Xin bác sĩ giải thích sự nguy hiểm đó.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY