Khoa học hôm nay

Con bướm lớn nhất thế giới

Một lần đang đi chơi và mang máy ảnh bên mình, nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Sandesh Kadur đã gặp một con vật kỳ diệu trên sườn các dãy núi dưới chân Hymalaya.

Nhiếp ảnh Sandesh và chú bướm lạ.

Khi thói quen nghề nghiệp nổi lên, trong ống kính của nhà nhiếp ảnh đã lọt vào bức chân dung của một loài bướm rất hiếm hoi có tên khoa học là Attacus Atlas – thuộc loài bướmmắt công – một trong các loài bướm lớn nhất thế giới. Chiều dài hai cánh khi căng ra tới 26 cm. Có thông tin rằng con bướm tương tự trong tiêu bản lưu trữ ở bảo tàng bướm có sải cánh những 30 cm và tổng diện tích cánh lên tới 400 cm2.

Thuật lại lúc phát hiện con bướm này, sandesh cho biết: "tôi nhìn thấy nó ngay sát đường cao tốc ở phía đông bắc ấn độ. tôi sửng sốt khi chứng kiến đôi cánh bướm dang rộng. chậm rãi tiến lại gần, tôi đã chụp được những tấm ảnh quý giá".

Sandesh kể thêm: "vì nó khá lớn nên lần đầu tiên thấy nó tôi hơi sợ nhưng may mắn là loài bướm này là loài côn trùng không độc hại. để tự bảo vệ, thiên nhiên đã ngụy trang cho chúng vẻ dữ tợn để dọa những những con vật ăn côn trùng. chính vì vậy, người trung quốc thường gọi attacus là "bướm đầu rắn".

Loại bướm mắt công này rất được những nhà sưu tầm ưa chuộng nên tại ấn độ các nhà sinh học đang cố gắng nhân giống chúng để bán cho họ. tuy bướm đẹp như vậy, nhưng trong quá trình biến thái, con sâu “tiền thân” của nó trông rất gớm ghiếc, to hơn một ngón tay, tua tủa những gai ở trên lưng.

Sâu trước khi hóa thành nhộng rồi lột xác, chui ra thành con bướm lớn và đẹp.

1

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-buom-lon-nhat-the-gioi-63731.html

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/con-buom-lon-nhat-the-gioi/20210203020815751)

Tin cùng nội dung

  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY