Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Con đang ăn ngon ngủ kỹ bỗng dưng dở chứng khó ở và cáu kỉnh, nguyên nhân là bởi con đang trong giai đoạn đầy nhạy cảm này

Nếu không biết hay không tìm hiểu trước về giai đoạn này, các bà mẹ trẻ thường rất bối rối, không biết phải chăm con như nào .

parent coach tú anh nguyễn đã có những chia sẻ về "tuần khủng hoảng" - một trong những giai đoạn được xem là khó ở nhất của trẻ nhỏ.

Có một giai đoạn gọi là "Tuần khủng hoảng"

Tuần khủng hoảng (wonder weeks) là khái niệm nói về những giai đoạn con học được kỹ năng mới, có sự phát triển vượt bậc về nhận thức, tinh thần, cảm xúc và giác quan. một số dấu hiệu con đang trải qua "tuần khủng hoảng" có thể kể đến như:

- Con có các biểu hiện: Crying (khóc lóc), Clinginess (đu bám đòi bế), và Crankiness (khó ở).

- Con bú ít hơn, ăn kém đi nhưng sẽ không bị đói nên bố mẹ mẹ đừng quá lo lắng. Hết "Tuần khủng hoảng", con sẽ lại quay về lượng ăn như cũ.

- Con ngủ kém, khó ngủ hơn, hay thức dậy hoặc khóc. Hiện tượng này cũng sẽ hết khi kỳ "Tuần khủng hoảng" chấm dứt.

Nếu không biết hay không tìm hiểu trước về giai đoạn này, các bà mẹ trẻ thường rất bối rối không biết vì sao đang yên lành, con bỗng dưng trở nên "khó ở", dù mẹ đã loại trừ tất cả các nguyên nhân như: con đói, buồn ngủ, tã bẩn,...

Vì sao con lại có "Tuần khủng hoảng"?

Khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh không thể nhìn được bất cứ thứ gì xa quá 20cm và chỉ nhìn được đường viền ngoài của mọi thứ cùng 2 màu sắc trắng đen. Động tác cho con bú là cách tốt nhất để kết nối tình cảm mẹ con. Vì khi bú mẹ, khoảng cách giữa khuôn mặt mẹ và con bằng đúng khoảng 20cm. Bên cạnh đó quầng vú mẹ có màu đậm giúp con dễ dàng tìm được ti mẹ.

"Tuần khủng hoảng" đầu tiên ở khoảng mốc 4 – 5 tuần tuổi, đột nhiên con sẽ nhìn mọi vật rõ ràng hơn từng chút một. Mẹ hãy tưởng tượng, một ngày nọ khi thức dậy, tự nhiên con lại nhìn thấy nhiều thứ khác lạ xung quanh đến thế. Tháng trước con chỉ nhìn được gương mặt của mẹ ở khoảng cách 20 – 30cm thôi. Thế nhưng bây giờ con nhìn được thêm hình dạng và màu sắc mới và nhận ra có khá nhiều người xung quanh nữa.

Chắc hẳn con rất lo lắng nên lúc nào cũng muốn có mẹ ở bên để bớt sợ hãi và hoang mang. khi con dần quen với cảnh vật, con sẽ mạnh mẽ và không còn làm phiền mẹ nữa. ở các "tuần khủng hoảng" sau cũng tương tự, con dần nhận thức được màu sắc, hình dạng, khoảng cách xa gần, mối quan hệ, nguyên nhân và hệ quả của sự vật sự việc…

Bố mẹ hãy tưởng tượng: Đứa trẻ non nớt bé xíu kia lâu lâu phải "đối mặt" với nhiều thay đổi đột ngột, khác lạ của thế giới bên ngoài và phải tự mình học cách thích nghi với những thay đổi đó thì có thoải mái dễ chịu không?

Tuần khủng hoảng kéo dài bao lâu?

Tuy gọi là "tuần khủng hoảng" nhưng sẽ có đợt kéo dài một tuần, có đợt thì 3 tuần và thậm chí dài đến 5-6 tuần. nhưng không phải con sẽ cáu kỉnh, khóc lóc và khó ở suốt luôn 5 – 6 tuần này. theo kinh nghiệm của bản thân tôi với 2 đứa con nhỏ, mỗi kỳ "tuần khủng hoảng" của con sẽ có 2 ngày "chướng" nhất:

- Ngày đầu tiên khi vào 1 kỳ "Tuần khủng hoảng" mới, bỗng dưng hôm trước con đang vui vẻ, ăn khoẻ, ngủ tốt. Hôm sau con chán bú, khó ngủ, cáu kỉnh, khóc lóc liên tục và không vừa ý với bất kỳ việc gì. Điều đầu tiên tôi hay làm là lấy điện thoại mở phần mềm theo dõi ra kiểm tra ngay. 90% là con bắt đầu kỳ "Tuần khủng hoảng" mới.

- nếu theo dõi trong app, các mẹ cũng sẽ thấy mỗi kỳ "tuần khủng hoảng" sẽ có 1 đợt được đánh dấu là "những ngày giông bão" – đây cũng là một vài ngày con cáu kỉnh hơn bình thường.

- Còn lại các ngày khác trong kỳ "Tuần khủng hoảng" thì không đến nỗi quá tệ. Các dấu hiệu có thể là con bú kém đi một chút, khó ngủ hơn 1 chút xíu.

Bố mẹ cần làm gì khi "Tuần khủng hoảng" của con ập đến?

- mẹ đừng quá sốt ruột nếu thấy con bú ít hơn. bởi giai đoạn này con đang bận rộn luyện tập kỹ năng mới, thu nạp kiến thức mới nên tạm thời không mấy hứng thú ăn uống ,bú mớm. người lớn chúng ta cũng vậy mà.

- Nếu con quấy khóc đòi bế nhiều thì hãy chiều theo ý con một chút. Vì những ngày này tâm trạng con yếu đuối và hoang mang lắm.

- Tranh thủ cho con ra ngoài chơi để phân tán những cảm giác khó chịu. Khi được ra ngoài nhìn ngắm mọi thứ mới mẻ, con sẽ vui vẻ hơn.

- tìm hiểu thông tin các giai đoạn phát triển của con, để có thể bày những trò chơi tương ứng với các kỹ năng mà con học được, giúp con mau thành thục những kỹ năng này thì con sẽ sớm vui vẻ trở lại.

Với em bé sinh non, sinh thiếu tháng thì tính như thế nào?

"Tuần khủng hoảng" được tính theo mốc bào thai tròn 40 tuần thì con mới ra đời. Vì khi đó sự phát triển của não bộ và giác quan của con với đạt đến mức độ đủ trưởng thành. Các phần mềm theo dõi "Tuần khủng hoảng" yêu cầu điền ngày dự sinh theo trên giấy tờ của bác sĩ. Vì đó là khi con được 40 tuần. Kỳ "Tuần khủng hoảng" đầu tiên lúc con được 4-5 tuần tuổi là được tính từ mốc 40 tuần tuổi của bào thai trở đi. Nếu con ra đời vào khoảng 38 tuần, thì con sẽ trải qua kỳ "Tuần khủng hoảng" đầu tiên vào khoảng lúc 6-7 tuần tuổi.

Tú Anh Nguyễn là mẹ của hai bé gái. Năm 2020, chị trở thành một Parent Coach – Tư vấn phụ huynh chuyên nghiệp với chứng chỉ từ Academy for Coaching Parents International (ACPI); đồng thời là Certified Positive Discipline Parent Educator – Chuyên viên đào tạo phụ huynh về dạy con tích cực với chứng chỉ được cấp bởi tổ chức Positive Discipline Association.

Với mục tiêu không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực làm cha mẹ, chị đã sáng lập dự án Happy Parenting nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. Với định hướng tự tin nuôi dạy con bằng sự tôn trọng và tình yêu thương, Tú Anh mong muốn có thể đồng hành cùng các bậc cha mẹ tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.

Bạn có thể tìm đọc những bài viết của chị Tú Anh Nguyễn TẠI ĐÂY.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/con-dang-an-ngon-ngu-ky-bong-dung-do-chung-kho-o-va-cau-kinh-nguyen-nhan-la-boi-con-dang-trong-giai-doan-day-nhay-cam-nay-20200914184127939.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY