Tình yêu và giới tính hôm nay

Con không có giấy khen, mẹ có buồn không?

Con mình chắc nó cũng muốn thông minh, học đâu hiểu đó, cũng muốn cuối năm được nhận giấy khen, phần thưởng, chứ đâu ai muốn mình học dốt, tối dạ.

Xã hội ngày càng phát triển, việc học cũng ngày càng được coi trọng. Thời buổi bây giờ, mỗi gia đình chỉ có một, hai con, nên việc học của các con nhận được sự đặc biệt quan tâm của cha mẹ. Lo lắng, tạo điều kiện, đốc thúc, định hướng, đặt niềm tin to lớn và tự hào với thành quả. Vì thế mùa tổng kết năm học, vô tình lại trở thành mùa khoe giấy khen, phần thưởng của con.

Như sáng hôm kia, tôi lên lớp đọc điểm số cuối năm học, nghe học sinh than: “Cô ơi, em mà không được học sinh giỏi, chắc bố mẹ sẽ cạo đầu không thấm nước luôn”.

Nhiều em khác cũng tranh thủ giãi bày: “Bố em sẽ đánh một trận nên thân, còn mẹ em sẽ chửi. Như bạn K. đó, bảy năm liền bạn là học sinh giỏi, lên lớp Tám hết giỏi, trời ơi, bị ông bố treo ngược hai cái giò lên, đánh bầm đen luôn”.

Ảnh minh họa.

Tôi nghe và rất thông cảm, thông cảm cho học sinh và cho phụ huynh nữa. Vì hơn ai hết, tôi hiểu niềm tự hào tuyệt đối của bố mẹ khi có một đứa con học giỏi như thế nào.

Tôi là cô giáo và là một phụ huynh, tôi cũng có tâm lý đó. Tôi lo lắng việc học của con, tạo mọi điều kiện để con phát triển con đường chữ nghĩa. Nhưng đâu phải cứ muốn là được. Con tôi tối dạ, giảng nhiều hiểu ít, điều đau khổ nhất là con không hứng thú với việc học. Vậy là từ lớp Một đến lớp Tám, cháu là học sinh trung bình.

Vì là giáo viên nên cuối năm, ai gặp tôi cũng hỏi: “Con em đạt danh hiệu gì? Chắc cũng giỏi chớ?”. Câu hỏi ấy mang hàm ý khẳng định, con giáo viên sao không giỏi cho được!

Tôi đã nghĩ mình cứ tận lực rồi tới đâu tới, con học chứ mình đâu thể học giùm con được. Học mà o ép, áp lực thì tội tuổi thơ con quá. Nghĩ vậy mà nhiều lúc cũng chao lòng, chẳng hạn như thời điểm này. Nếu lướt một vòng Facebook, sẽ thấy trên các trang cá nhân toàn giấy khen, phần thưởng và status liệt kê thành tích các kiểu.

Thật lòng mà nói, tôi có cảm giác vừa buồn, vừa ganh tị, cả tủi thân nữa. Thấy con ai cũng sáng sủa thông minh, còn mình, đã cố hết sức nhưng con vẫn chỉ lẹt đẹt trung bình. Nghĩ vậy lại muốn giận con, không lo học hành, chểnh mảng rồi bảo học không nổi, không vô. Đó là ngụy biện cho sự lười học.

Nhưng nghĩ đi rồi nghĩ lại, con mình chắc nó cũng muốn thông minh, học đâu hiểu đó, cũng muốn cuối năm được nhận giấy khen, phần thưởng, được mẹ hãnh diện khoe thành tích với mọi người, chứ đâu ai muốn mình học dốt, tối dạ đến vậy.

Chiều nay, đi học về, còn đứng ngoài cổng, con đã hỏi vô: “Mẹ, cuối năm con không được giấy khen, phần thưởng, mẹ có buồn không?”. Tôi chưa trả lời thì con trai cười tẽn tò bảo: “Mẹ muốn con cứ học, ráng hết sức rồi được nhiêu được chứ không bắt con phải có giấy khen, phần thưởng, đúng không?”.

Tôi cười: “Ừ, cứ ráng học, được giỏi thì mẹ mừng, không được mẹ cũng mừng, miễn con mạnh khỏe và giữ đạo đức tốt là được”.

Có sai không khi nói với con như vậy? Nhiều người bảo phải ép, phải đánh, phải chửi trẻ mới chịu học, cha mẹ mà nói không áp lực là dung dưỡng sự lười biếng của con. Tôi từng bị góp ý nhiều, nhưng thật khó. Tôi có thể làm nhiều thứ, nhưng đánh mắng để con học, để con đem giấy khen, phần thưởng về thì tôi không làm được.

Theo Nguyễn Thị Bích Nhàn / Phụ Nữ Online

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/yeu-tam/con-khong-co-giay-khen-me-co-buon-khong-1411107.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Sáng 27/10, tại hội trường Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hải Dương, 65 học sinh nghèo vượt khó (tỉnh Hải Dương) đã nhận học bổng với tổng trị giá 65 triệu đồng của giải gofl “Vì học sinh vượt khó, hiếu học năm 2019” do Quỹ Khuyến học Việt Nam, báo điện tử MangYTe, báo Đầu tư trao tặng.
  • Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết, 4/4 học sinh Việt Nam dự thi Olympic Tin học quốc tế lần thứ 31 năm 2019 đều giành Huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Việt Nam xếp thứ 4/81 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
  • Đoàn Việt Nam đã giành được hai huy chương vàng, bốn huy chương bạc. Với kết quả này, Việt Nam đã tiến 13 bậc so với IMO năm 2018, nằm trong Top 10 nước đứng đầu về thành tích tại kỳ thi này.
  • Với 02 Huy chương Bạc, 05 Huy chương Đồng và 01 Bằng khen, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Vật lí Châu Á lần thứ 20 năm 2019 tiếp tục duy trì thành tích cao, 8/8 học sinh đoạt giải.
  • Việt Nam hiện nay có tới 12 triệu người mang gen bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Người bệnh ít có cơ hội học tập và làm việc do thời gian đi viện quá nhiều và sức khỏe yếu. Nhưng em Phạm Thị D, một người bệnh tan máu bẩm sinh ở một vùng miền núi khó khăn vẫn trở thành học sinh giỏi.
  • Được sự giới thiệu và dẫn đường của cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tổng phụ trách Đội của Trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, Quảng Nam), chúng tôi đến thăm gia đình bé Phạm Thị Phương Vy (13 tuổi), học sinh lớp 8/5. Bé Vy nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng lại đang mang trong mình nhiều căn bệnh, gia cảnh hết sức khốn khó.
  • Không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa trong câu nói của bố mẹ nên khi bị đem ra so sánh, chúng sẽ càng tự ti, bất cần hơn.
  • Toàn bộ bốn cột trụ việc học theo UNESCO theo tôi là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sống và hiểu bản thân”.
  • Là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công, chàng trai đến từ Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị đã chứng tỏ mình có thể chinh phục những đỉnh cao khác nhau trong cuộc sống, học tập mà cụ thể là giành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2015.
  • Việc học hành của con trẻ là nỗi lo lớn nhất của mọi gia đình nên những thành bại của ngành giáo dục có tác động rất lớn đến mỗi người dân. Ngành giáo dục nước ta trong những ngày này đang là một khối mâu thuẫn lớn, một bức xúc gắt gao của toàn xã hội. Đòi hỏi phải nghiên cứu giải quyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY