Dinh dưỡng hôm nay

Công dụng chữa bệnh của củ ấu, cách dùng cây ấu đúng cách

Củ ấu được trồng nhiều ở nước ta, trên ao hồ nhiều bùn; là đặc sản nổi tiếng, có giá trị dinh dưỡng cao. Củ non có mùi thơm, dùng ăn sống hoặc làm nước ép sinh tố giải khát; củ già ngon như hạt dẻ nên được gọi là hạt dẻ nước, để làm bánh kẹo, nấu rượu, làm dấm. Không chỉ ăn ngon, củ ấu còn có nhiều dược tính.

Hình ảnh củ ấu

Cây củ ấu có tên hoa học là Trapa natans là một loài thực vật có hoa trong họ Lythraceae. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.

Vỏ củ ấu (lăng xác): tác dụng thanh nhiệt thu liễm. Chữa các chứng:

Chữa lỵ, đại tiện ra máu: vỏ củ 20g, sắc uống 2 lần trong ngày.

Trị mụn nhọt, lên đinh ngón tay: vỏ củ ấu sao tồn tính tán mịn thêm tinh dầu thơm bôi bên ngoài trong các trường hợp mụn nhọt, lên đinh ở ngón tay (viêm tấy khoang bàn tay).

Lá cây củ ấu (lăng diệp): tác dụng thanh nhiệt giải độc. Lá cây củ ấu phơi khô tán bột, bôi đắp ngoài chữa các tổn thương trên da mặt, miệng môi ở trẻ suy dinh dưỡng (cam tẩu mã).

Tai, đế, cuống củ ấu (lăng đế): có tác dụng thanh nhiệt hoá thấp. Tai, đế, cuống củ ấu giã nát đắp trên da. Trị các mụn cơm, mụn cóc trên trên da

Củ ấu (lăng tử): là nhân củ ấu. Củ có vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (ăn chín); thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát (ăn sống). Dịch chiết qua rượu của củ ấu non sống có tác dụng chống ung thư, u bướu. Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy; củ ấu già có tác dụng kiện tỳ bổ khí dùng cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược.

Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống khó tiêu, viêm ruột: đảng sâm, hoàng kỳ, bột củ ấu mỗi vị 10g. Sắc đảng sâm và hoàng kỳ lấy nước, bỏ bã, hòa bột củ ấu, đun sôi cho uống.

Trị say nóng, say nắng, say rượu, sốt mất nước, khát nước, kích thích bồn chồn: củ ấu ăn tươi liều lượng thích hợp, rửa sạch, bỏ vỏ ăn sống.

Trị huyết nhiệt, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết đau rát hậu môn: củ ấu 250g, nấu chín trong 1 giờ, ép lọc lấy nước, thêm đường, chia 2 lần uống trong ngày.

Dùng cho người bị tỳ hư tiêu chảy, mệt mỏi mất sức:củ ấu già 150g luộc chín, bóc bỏ vỏ ăn, mỗi ngày 2 lần.

Dùng cho trẻ em tiêu chảy mạn tính: củ ấu cả vỏ 30g, bột củ mài 30g. Nấu nhừ củ ấu, ép lọc lấy nước, cho bột củ mài vào, đun chín thành hồ bột.

Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống khó tiêu, viêm ruột: củ tươi bỏ vỏ 30g, gạo nếp 30g, đường vừa đủ. Nấu cháo, ăn 2 lần trong ngày.

Dùng điều trị bổ trợ cho trường hợp ung thư tử cung, ung thư dạ dày ruột: củ ấu (bóc đập bỏ vỏ) 20 - 30g, thêm nước, đun nhỏ lửa nấu thành dạng canh cháo có màu nâu tía đặc sánh. Ăn ngày 2 lần.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cong-dung-chua-benh-cua-cu-au-cach-dung-cay-au-dung-cach)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi uống nhầm một chén rượu khoảng 30ml rượu ngâm củ ấu tàu người đàn ông vào viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, kích thích vật vã, tê môi lưỡi, mặt, tím tái toàn thân…
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt. Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon.
  • Theo Health, tiến sĩ về thảo dược Paul Haider cho biết, củ ấu tươi chứa một số vi sinh không tốt cho sức khỏe, đôi khi còn cả những sán nước chưa được loại bỏ. Do vậy củ bắt buộc phải được nấu chín trước khi ăn. Loại củ này nên nấu trong nước sôi 20-25 phút, thêm một chút muối giúp vị ngon hơn. Chúng cũng có thể được chiên, sấy khô hoặc chế biến thành bột mì giàu chất gluten để làm các loại bánh.
  • Trong y học cổ truyền, củ ấu tẩu, anh túc, mật gấu... có tác dụng chữa bệnh rất tốt khi có kiến thức chuyên môn và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên, nếu không biết thật rõ tác dụng của từng loại, người dân tuyệt đối không được dùng để ngâm rượu uống vì chúng có khả năng chứa độc tính, có thể dẫn đến Tu vong.
  • BVĐK tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu là Đoàn Đình L. và Trần Ngọc T. (cùng trú tại xã Tràng Đà - TP. Tuyên Quang) trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, vật vã, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt... có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.
  • Củ ấu được dân gian dùng làm thức ăn, đồng thời có thể điều trị, hỗ trợ điều trị một số bệnh. Đặc biệt nhiều món ăn - bài Thu*c được chế biến từ củ ấu.
  • SKĐS- Củ ấu chủ yếu được nhân dân dùng luộc ăn hoặc chế biến thành bột trộn với mật hay đường làm bánh. Quả sao cháy dùng chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt.
  • Mùa hè trời nắng gắt, oi nồng, thường gây một số bệnh: say nắng say nóng, cảm sốt, cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, trẻ nhỏ bị rôm sảy, mụn nhọt, vân vân.
  • Củ ấu vị ngọt tính mát, có tác dụng giải cảm nắng, giải các chất độc, bổ ngũ tạng, chữa rôm sảy, da mặt khô sạm, chữa nhức đầu, choáng váng cảm sốt, chữa loét dạ dày, giải độc rượu...
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY