Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Công thức chữa nứt gót chân hiệu quả

Đôi chân cũng cần được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi ngoài mặt thẩm mỹ thì sức khỏe của đôi bàn chân cũng là một lý do đáng để các bạn gái quan tâm.
“Mẹo làm đẹp” kỳ này xin mách bạn những công thức chăm sóc chân đơn giản và hiệu quả.

Chăm sóc chân tại nhà

Massage gót chân với dầu mè trước khi đi ngủ. Cách này được cho là biện pháp khắc phục tốt nhất điều trị nứt gót chân.

Trộn glycerin và rosewater rồi, thoa vào gót chân hằng ngày giúp làm dịu và chữa trị nứt gót chân nhanh chóng.

Ngâm chân trong nước ấm có vắt 1 nửa quả chanh rồi rửa sạch với đá kỳ và xà phòng. Thực hiện 2 lần/tuần.

Xoa bóp gót chân với dầu dừa mỗi tối, sáng hôm sau rửa chân sạch.

Xay nhuyễn đu đủ chín rồi vắt vào nửa quả chanh, thoa hỗn hợp vào gót chân bị nứt để trong 20 phút, sau đó rửa sạch.

Trộn muối (khada namak) trong nước ấm và chà gót chân sẽ giúp tẩy tế bào ch*t cho bàn chân.

Nghiền nát một quả chuối chín đã gần như chuyển sang màu đen và thoa vào khu vực gót chân bị khô nẻ. Để ít nhất trong 15 phút mới rửa sạch. Đây là một biện pháp khắc phục nứt gót chân nhanh chóng.

Sau khi rửa chân, massage với dầu parafin, vaseline hay dầu thực vật. Điều này giúp giữ ẩm gót chân.

Sử dụng các loại crem chuyên dành cho gót chân nứt nẻ để điều trị vào ban đêm rồi đi tất để crem được thẩm thấu đều và sâu. Rửa sạch chân vào buổi sáng với một hòn đá kỳ.

Trộn bột nghệ, long não bằng nhau cùng với gel lô hội sau đó dán trên giày cao gót rất tốt cho gót chân bị nứt.

Giữ bàn chân luôn sạch sẽ, nên thấm khô hoặc để chân khô thự nhiên hơn là sấy khô chân và nên tẩy tế bào ch*t thường xuyên.

Uống nhiều nước để giữ cho làn da và gót chân được cung cấp đủ nước

Thiếu omega-3 và thiếu kẽm cũng gây nứt gót chân, bạn nên bổ sung những dưỡng chất này cho cơ thể đều đặn.

Bạn có thể chọn một hay vài cách trong các phương pháp trên để chăm sóc đôi chân thì ngay cả trong những ngày mùa đông, gót chân bạn vẫn không bị nứt và đau đớn vì quá khô.

Phượng Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cong-thuc-chua-nut-got-chan-hieu-qua-n58496.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY