Cốt khí củ còn có nhiều tên gọi khác nữa như hổ trượng căn, ban trượng căn, điền thất..., là cây lấy rễ để làm Thu*c.
Mỗi khi nhắc đến các vị Thu*c mang tên là “cốt”, điều trước tiên đã gợi cho người ta có một cái gì đó liên quan đến việc chữa trị các bệnh về xương, ví dụ như cốt toái bổ, bổ cốt chi (phá cố chỉ)... Như vậy
cốt khí củ cũng không nằm ngoài cái quy luật đó. Nếu nói về cốt khí, người ta lại có quyền nghĩ tới, ít nhất là hai cây:
cốt khí củ (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc., họ rau răm (Polygonaceae) và cốt khí muồng (Cassia ocidentalis L., họ vang Caesalpiniaceeae).
cốt khí củ còn có nhiều tên gọi khác nữa như hổ trượng căn, ban trượng căn, điền thất..., là cây lấy rễ để làm Thu*c. Tuy nhiên trong dân gian quen gọi là “củ”, vì thế cho nên vị Thu*c mang tên “củ”... Để lấy nguyên liệu làm Thu*c, sau khi thu hoạch, thường từ tháng 9 trở đi, tốt nhất là mùa đông, khi phần trên mặt đất của cây đã bắt đầu tàn lụi, người ta đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần rễ con, phơi khô se rồi đem sấy với lưu huỳnh để tránh nấm mốc; sau đó lại tiếp tục phơi khô hay sấy khô rồi bảo quản vào các bao tải sạch để nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi dùng được ngâm mềm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô, sao vàng. Cũng nên lưu ý,
cốt khí củ rất dễ bị nấm mốc phá hoại, làm giảm chất lượng của vị Thu*c. Do đó việc chế biến sau thu hoạch và trước khi sử dụng là vấn đề cần hết sức quan tâm.
Thành phần hóa học trong
cốt khí củ chủ yếu là các hợp chất anthanoid. Dịch chiết nước của
cốt khí củ có tác dụng chống viêm ức chế sự tăng sinh của các khối u trong cơ thể, ức chế sự đột biến và khép AND bởi 1- nitropyren. Là một trong những vị Thu*c có tác dụng chống lão hóa. Dịch chiết từ rễ còn có tác dụng cầm máu, chống ho, giãn phế quản, hạ cholesterol, ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn lỵ... Các stiben trong
cốt khí củ, đặc biệt resveratrol có tác dụng làm giảm sự lắng đọng lipoprotein (LDL), chống ôxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của ung thư da, còn có khả năng làm biến đổi sự tổng hợp triglycerid và cholesterol... làm giảm tổn thương các tổ chức ở gan.
Theo YHCT,
cốt khí củ có vị đắng, tính ấm. Quy kinh can, tâm bào với công năng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
cốt khí củ được dùng làm Thu*c như sau:
Trị các bệnh phong tê thấp, đau nhức gân xương cốt, đau gối, đau vai, lưng, và các khớp ngón tay, ngón chân... do có tính họat huyết.
Bài Thu*c:
cốt khí củ, rễ tầm soọng, rễ cỏ xước, lá lốt, cam thảo dây, dây đau xương, mỗi vị 20g, sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 2-3 tuần. hoặc dùng
cốt khí củ, rễ gối hạc, mỗi vị 12g, mộc thông, lá bìm bìm, mỗi vị 20g, sắc uống trị đau đầu gối, sưng đau mu ban chân...
Ngoài ra,
cốt khí củ thường phối hợp với các vị Thu*c hoạt huyết: Ích mẫu, hồng hoa, đào nhân, kê huyết đằng... trị các bệnh đau bụng do bế kinh, đau bụng kinh nguyệt, sau đẻ huyết ứ, bụng căng trướng gây đau đớn hoặc sưng đau do sang chấn, té ngã...
Bài Thu*c:
cốt khí củ 20g, lá móng 30g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày.
Để trị viêm gan cấp tính, có thể dùng
cốt khí củ, chút chít, mỗi vị 15g, Lá móng 20g. Sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3- 4 tuần lễ; hoặc phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền tử, tỳ giải, mỗi vị 12-16g để trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, sỏi tiết niệu.
cốt khí củ còn được dùng để trị các bệnh xơ cứng động mạch, bệnh ho, hen suyễn và tăng huyết áp... Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể, người ta thường phối hợp với các vị Thu*c khác để tăng thêm hiệu quả điều trị.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh