Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

COVID-19 đã phủ kín châu Âu

MangYTe - Sáng nay, ngày thứ 5 liên tiếp, dịch COVID-19 tăng mạnh về số ca mắc mới và Tu vong ở Italy. Dịch bệnh lan ra 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cả châu Âu đều đã có người nhiễm SARS-CoV-2.

COVID-19 bùng phát mạnh, Italy thiết lập bệnh viện dã chiến đầu tiên

Italy tiếp tục ngày thứ 5 liên tiếp dịch bệnh gia tăng khó kiểm soát. Sau 24 giờ, tính đến 7h30 sáng nay (giờ Hà Nội), quốc gia này đã có thêm 345 ca Tu vong vì nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca Tu vong ở quốc gia Nam Âu này lên 2.503 người.

Số người nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng mạnh với 3.526 người mắc, nâng tổng số ca mắc của Italy lên 31.506 người. Trong đó, số ca hồi phục là 2.941 người, tăng 192 ca so với một ngày trước đó. Trong tổng số ca mắc bệnh hiện tại có 11.108 ca phải cách ly và 2.060 ca phải điều trị tích cực.

Italy vẫn là "ổ dịch" viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lớn nhất nằm ngoài Trung Quốc khi trong vòng 24 giờ qua.

Nhân viên y tế đưa một bệnh nhân nhiễm COVID-19 thuộc diện chăm sóc đặc biệt vào bệnh viện dã chiến Columbus Covid 2 ở Rome (Italy).

Với sự gia tăng các ca nhiễm bệnh nhanh và không có dấu hiệu dừng lại, các bác sĩ ở đây tiếp tục chạy theo các ca bệnh với áp lực và cường độ làm việc căng hơn bao giờ hết.

Italy đã quyết định lấy Trung tâm triển lãm quốc tế Fiera Milano tại thành phố Milan chuyển đổi thành nơi điều trị đặc biệt chuyên dành cho những bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Đây là bệnh viện dã chiến đầu được thiết lập tại Italy kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này.

Trung tâm triển lãm quốc tế Fiera Milano giờ đã được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến đầu tiên tại Italy. (Ảnh: Archdaily)

Cả thế giới có gần 199.000 người mắc bệnh, 7.965 người Tu vong vì COVID-19. Dịch bệnh đã lan ra 163 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến sáng 18/3, Montenegro ghi nhận 2 ca đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2, đánh dấu mốc dịch bệnh COVID-19 đã lan khắp châu Âu mà không có nước nào tránh khỏi.

Tại Ba Lan, các thành viên Chính phủ Ba Lan đều đã được cách ly và xét nghiệm COVID-19, sau khi Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Michal Wos đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ngày 17/3, Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Michal Wos đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trả lời cơ quan thông tấn nhà nước, Bộ trưởng Wos cho biết hiện ông đã được cách ly và sức khỏe vẫn bình thường. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn, các thành viên Chính phủ Ba Lan cũng đều được cách ly và xét nghiệm COVID-19, đặc biệt là những người tham dự một cuộc họp với ông Wos hôm 10/3.

Hiện Ba Lan đang ghi nhận có 238 người mắc và 5 người Tu vong vì COVID-19.

Iran cảnh báo dịch bệnh sẽ giết ch*t hàng triệu người nước này nếu phớt lờ hướng dẫn y tế

Iran vẫn đang là quốc gia đứng sau Italy về tổng số người mắc và Tu vong vì COVID-19. Đến sáng nay, Iran có thêm 1.178 người mắc và 135 người ch*t, đưa tổng số người mắc và Tu vong lên 16.169 và 988.

Truyền hình nhà nước Iran hôm 17/3 cảnh báo dịch bệnh COVID-19 có thể giết ch*t hàng triệu người ở nước này nếu công chúng tiếp tục đi lại và phớt lờ hướng dẫn y tế.

Nhân viên y tế Iran tẩy trùng một khu vực ở thủ đô Tehran. (Ảnh: AFP)

Theo bác sĩ Afruz Eslami, một nghiên cứu của Trường ĐH Công nghệ Sharif danh tiếng của Iran, đưa ra 3 kịch bản.

Thứ nhất, nếu người dân bắt đầu hợp tác với chính quyền ngay bây giờ, Iran sẽ ghi nhận khoảng ​​120.000 ca nhiễm và 12.000 ca Tu vong trước khi dịch bệnh bùng phát.

Thứ hai, nếu họ hợp tác ở mức vừa phải, Iran sẽ có 300.000 ca nhiễm và 110.000 ca Tu vong.

Trường hợp xấu nhất, nếu người dân không tuân theo bất kỳ hướng dẫn về sức khoẻ nào, COVID-19 có thể đánh sập hệ thống y tế vốn đang bị quá tải của Iran. Lúc đó, sẽ có khoảng 4 triệu ca nhiễm và 3,5 triệu ca Tu vong.

Nước Anh tiếp tục có 407 ca nhiễm mới và 16 người ch*t, nâng tổng số người mắc bệnh và người ch*t lên 1.950 và 71. Quốc gia này được cho là chưa áp dụng biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ nào đến thời điểm này.

Hàng nghìn người Anh không đeo khẩu trang tập trung cổ vũ ban nhạc xứ Wales Stereophonics biểu diễn (hôm 14-15/3) trong bối cảnh COVID-19 lây lan tại Anh, khiến nhiều người lo ngại dịch sẽ tiếp tục bùng phát mạnh mẽ tại đây.

Buổi biểu diễn của Stereophonics tại Cardiff tối 15/3. (Video: Twitter/stereophonics)

Người Thái Lan đổ xô đi mua xuyên tâm liên để phòng dịch COVID-19

Tại Thái Lan, sự gia tăng của các ca lây nhiễm SARS-CoV-2 trong những ngày qua đã khiến cho người dân đổ xô đi mua Thu*c xuyên tâm liên (andrographi) truyền thống được người Thái gọi là "fa talai jone" với hy vọng thảo dược này sẽ giúp bảo vệ họ khỏi dịch bệnh.

Truyền thông nước này cho thấy, người dân Thái Lan đang tìm đến văn phòng bán hàng của Viện y học cổ truyền Chao Phya Abhaibhubejhr ở tỉnh Prachin Buri, nơi treo biển bên ngoài bằng bằng tiếng Anh và tiếng Thái liệt kê 4 đặc tính kháng virus của xuyên tâm liên.

Theo viện y học cổ truyền hàng đầu của Thái Lan này, xuyên tâm liên có những đặc tính là ngăn chặn virus xâm nhập tế bào, giảm sự phân chia tế bào do virus, tăng cường miễn dịch và giảm viêm nhiễm kéo dài do virus.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban chiến lược Thu*c y học cổ truyền Thái Lan thuộc Bệnh viện Abhaibhubejhr khi trả lời phỏng vấn báo chí địa phương, đã nói rằng bệnh viện sẽ sớm phân phát hạt giống cây xuyên tâm liên cho người dân để tự trồng.

Tuy nhiên, cũng có các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng loại thảo dược trên mới chỉ được chứng minh là có công dụng với cảm lạnh thông thường và không thể dùng để điều trị COVID-19.

Bộ Y tế Thái Lan ngày 17/3 đã xác nhận thêm 30 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 177 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp, số ca mắc COVID-19 được phát hiện ở quốc gia Đông Nam Á này đều từ 30 người trở lên. Trong số đó, ngoài một trường hợp Tu vong, 41 người đã được chữa khỏi, trong khi 135 bệnh nhân vẫn đang nằm điều trị tại các cơ sở y tế.

Ngoài ra, có 7.045 người được theo dõi sức khỏe do nghi ngờ bị nhiễm SARS-CoV-2, tuy nhiên phần lớn trong số họ được chẩn đoán mắc cúm theo mùa, 65% số này đã khỏi bệnh.

Nội các Thái Lan đã thông qua các kế hoạch hoãn kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran (hay còn gọi là Lễ hội té nước) vào tháng Tư và đóng cửa các trường học nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19.

Pháp siết chặt việc đi lại, xử phạt người vi phạm

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố kể từ 12 giờ (giờ địa phương) ngày 17/3, người dân nên ở nhà, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như mua nhu yếu phẩm, đi làm, tập thể dục hay cần được chăm sóc sức khỏe. Bất cứ ai vi phạm các biện pháp hạn chế, có hiệu lực trong ít nhất 2 tuần, sẽ bị xử phạt.

Theo ông Macron, biện pháp nghiêm ngặt nêu trên là cần thiết bởi quá nhiều người phớt lờ những lời cảnh báo sớm khi xuất hiện trên đường phố và công viên vào cuối tuần, khiến sức khỏe của họ lẫn người khác bị đe dọa.

Chính phủ Pháp đã ban hành lệnh cấm đi lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, theo đó người dân không được phép ra ngoài đường trừ trường hợp cần thiết.

Chính phủ Pháp sẽ tăng cường cảnh sát tuần tra trên phố và những người ra đường mà không có giấy xác nhận lý do sẽ bị xử phạt . Các biện pháp hạn chế đi lại sẽ được áp dụng trong vòng ít nhất 15 ngày.

Tính đến sáng 18/3, Pháp đã ghi nhận 6.633 ca mắc bệnh COVID-19 , trong đó 148 người đã Tu vong. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế dự báo rằng con số này vẫn chưa dừng lại.

Úc tuyển dụng nhân viên y tế đã nghỉ hưu, Campuchia cấm tụ tập tôn giáo đông người

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ngày càng lan rộng ở nước này, Bộ trưởng Y tế Australia (Úc) Greg Hunt vừa đưa ra ý tưởng của Chính phủ là tuyển dụng các bác sỹ và y tá đã nghỉ hưu để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia, Tiến sỹ Tony Bartone đã hoan nghênh ý tưởng trên song cho rằng các bác sỹ đã nghỉ hưu, cao tuổi không nên làm việc trên tuyến đầu chống SARS-CoV-2 . Bởi theo ông, các bác sỹ đã nghỉ hưu, cao tuổi thuộc nhóm dễ bị tổn thương, chỉ nên tham gia tư vấn sức khỏe qua video cho các bệnh nhân, hay hỗ trợ chăm sóc định kỳ tại các phòng khám hoặc chăm sóc bệnh nhân ngoại trú.

Ông Greg Hunt cũng đã bác bỏ việc cách ly toàn bộ đất nước để phòng ngừa sự lây lan của COVID-19 sau khi số ca mắc bệnh được xác nhận ở nước này tăng hơn 25% trong vòng chưa đến 18 giờ đồng hồ.

Theo Bộ trưởng Y tế Australia, việc cách ly toàn bộ đất nước giống như ở Italy là không cần thiết.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế Australia, đến 7h30 sáng ngày 18/3, tại nước này đã có 1.332 ca mắc COVID-19 được xác nhận, 4 ca Tu vong.

Trong một diễn biến khác tại châu Á, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo yêu cầu cấm tụ tập tôn giáo đông người kể từ ngày 17/3 trên toàn lãnh thổ nước này do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Sáng nay, Bộ Y tế Campuchia thông báo nước này đã xác nhận thêm 16 trường hợp mắc COVID-19 tại 6 tỉnh/thành phố gồm tỉnh Banteay Meanchey, Kampong Chhnang, Battambang, Kampot, Tbong Khmum và thủ đô Phnom Penh, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại Campuchia lên 33 ca.

Các cường quốc trên thế giới bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa SARS-CoV-2

Nối tiếp những bước tiến của Mỹ, các nước Trung Quốc và Nga cũng đã bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên trong việc thử nghiệm vaccine chống virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19.

Ngày 17/3, chính phủ Trung Quốc này đã cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối với loại với vaccine đầu tiên được phát triển để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19. Một nhóm nghiên cứu do thuộc Học viện Khoa học Quân Y Trung Quốc đứng đầu sẽ đảm nhận công tác thử nghiệm.

Mỹ đã tiến hành tiêm thử nghiệm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên ở người. (Ảnh: AP)

Trong khi đó, các nhà khoa học Nga cũng đã bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 và lên kế hoạch ra mắt vaccine mới vào tháng 6. Viện Vector, trung tâm nghiên cứu về công nghệ sinh học của chính phủ Nga từng tham gia phát triển vaccine cho virus Ebola, đã tiến hành thử nghiệm trên người kể từ ngày 16/3.

GS Mikhail Shchelkanov - trưởng phòng thí nghiệm sinh thái vi sinh vật của ĐH Liên bang Viễn Đông (FEFU) của Nga nhận định miễn dịch với virus Corona chủng mới gây dịch COVID-19 sẽ không bền vững và không phải là dạng miễn dịch suốt đời.

Trước đó, Mỹ đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Kaiser Permanente Washington đã tiến hành thử nghiệm vaccine trên 45 tình nguyện viên. Seattle cũng là một trong những nơi chịu tác động nặng nhất do dịch COVID-19 tại Mỹ.

Minh Trang (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/covid-19-da-phu-kin-chau-au-20200317232928224.htm)

Chủ đề liên quan:

châu âu Covid 19 italy thái lan trung quốc

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY