Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Cụ bà U90 bị đột quỵ được cải tử hoàn sinh nhờ nhập viện kịp thời

Sáng 17.8, BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết các bác sĩ Khoa Đột quỵ của bệnh viện vừa xử trí thành công trường hợp bệnh nhân đột quỵ 88 tuổi.

Vào ngày 12.8, cụ bà Lê Thị Sáu (88 tuổi, ngụ xã Vĩnh Tường, H.Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng không tiếp xúc, liệt nửa người phải. Theo thông tin từ người nhà, bà cụ khởi phát triệu chứng cách lúc nhập viện khoảng 3 giờ.

Nhận định đây là một trường hợp đột quỵ cấp, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu của BVĐKTƯCT đã nhanh chóng làm các xét nghiệm cần thiết, chụp CT-scan não và báo động cấp cứu đột quỵ. Khai thác tiền sử bệnh lý cho thấy bà cụ còn mắc thêm các bệnh lý khác như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, và rối loạn nhịp tim.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não (tắc mạch máu nuôi trong não). Ê kíp cấp cứu đột quỵ đã sử dụng Thu*c tiêu sợi huyết với mục đích tái thông mạch máu não bị tắc. Kiểm tra mạch máu não sau khi tiêm Thu*c không thấy tắc các mạch máu lớn trong não. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn về tri giác và vận động sau đó 12 giờ. Tính từ lúc vào bệnh viện đến khi được tiêm Thu*c khoảng 45 phút.

Sáng 17.8 bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vận động tứ chi bình thường. Đây là một trong rất nhiều trường hợp cấp cứu đột quỵ mà BVĐKTƯCT đã nhận điều trị. Tính trong 12 tháng qua, đội cấp cứu đột quỵ của bệnh viện đã điều trị 460 trường hợp bệnh nhân đột quỵ. Các bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sau 6 giờ kể từ khi khởi phát thì cơ hội được điều trị hầu như còn rất ít. Do đó, khi bị đột quỵ người bệnh cần được đưa đến bệnh viện nơi có đơn vị can thiệp mạch não càng sớm càng tốt.

Theo TS Hà Tấn Đức - Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Đột quỵ của BVĐKTƯCT: “Hiện nay y học đã tiến bộ giúp điều trị thành công nhiều trường hợp tai biến mạch máu não, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Mọi người có thể dễ dàng nhận biết đột quỵ nếu đột ngột xảy ra một trong các triệu chứng: méo miệng, liệt hoặc yếu nửa người, giảm hoặc mất tri giác, giọng nói không lưu loát, xây xẩm, choáng váng, mất thăng bằng, thì phải đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt và việc được cứu chữa sớm sẽ giúp cho bệnh nhân có khả năng phục hồi cao hơn”.

Phong Phạm

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/y-hoc-suc-khoe-c-182/tien-bo-y-hoc-c-204/cu-ba-u90-bi-dot-quy-duoc-cai-tu-hoan-sinh-nho-nhap-vien-kip-thoi-142642.html)

Tin cùng nội dung

  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Sau khi Mangyte trả lời câu hỏi của bạn Thanh Vân (van.le…@gmail.com) về Thuốc “tiêu sợi huyết” dùng để cấp cứu đột quỵ, nhiều bạn đọc hỏi bệnh viện ở địa phương mình có sử dụng Thuốc này hay không?
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY