Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Các triệu chứng của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên.
Hầu hết mọi người phục hồi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng 1 tuần mà không cần chăm sóc y tế. tuy nhiên, cúm mùa có thể gây ra biến chứng nặng hoặc Tu vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế và những người đang mắc các bệnh nặng khác…
Cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác. nhiễm trùng cũng có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng sức khỏe mạn tính, bao gồm cả bệnh tim.
Tiến sĩ kathryn edwards, đại học y khoa vanderbilt ở nashville, người phát ngôn của hiệp hội bệnh truyền nhiễm hoa kỳ, cho biết: cúm không chỉ là đơn thuần là một cơn cảm lạnh, mà nhiều khi chúng ta thường không đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của cúm, nên còn chủ quan với dịch bệnh này.
Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ shikha garg, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hoa kỳ đã xét 90.000 ca nhập viện vì cúm ở 17 bang của hoa kỳ từ năm 2010 -2018. khoảng 12% trong số đó bị biến chứng tim, bao gồm suy tim, đau tim… theo tiến sĩ edwards, bệnh cúm có thể trực tiếp gây ra các biến chứng về tim, bằng cách thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm trên toàn cơ thể. ví dụ, nếu một người bị mảng bám làm tắc động mạch, chứng viêm đó có thể làm vỡ mảng và dẫn đến đau tim. trong số các bệnh nhân nghiên cứu bị biến chứng tim, gần 1/3 người bệnh phải vào phòng chăm sóc đặc biệt và 7% Tu vong trong bệnh viện.
cúm nặng có thể gây biến chứng tim nghiêm trọng.
Các phát hiện của nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm - đặc biệt là trong năm nay, để tránh tình trạng bệnh viện bị quá tải bởi cả bệnh nhân cúm và COVID.
Việc tiêm phòng cúm hàng năm luôn được khuyến khích, đặc biệt là đối với những người trên 65 tuổi và những người mắc một số bệnh mạn tính như: tim mạch, tiểu đường và hen suyễn, vì những người bệnh này có nguy cơ cao bị biến chứng cúm.
Tiến sĩ edwards khuyến cáo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên được chủng ngừa cúm. mặc dù, tiêm phòng thường có hiệu quả khoảng 50%, nhưng ngay cả khi nó không ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm cúm nhưng nó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Vào mùa thu này, do sự lưu hành của cả virus cúm và SARS-CoV-2, hơn bao giờ hết, mọi người nên tiêm phòng cúm. Có thể những nỗ lực nhằm chống lại COVID - 19 từ các biện pháp cách ly xã hội đến rửa tay, đeo khẩu trang… cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cúm, nhưng những điều đó không thay thế cho việc tiêm chủng. Vắc xin cúm an toàn và là công cụ quan trọng nhất để phòng ngừa. Tiến sĩ Garg nhấn mạnh.
Vắc-xin ngừa cúm là an toàn, hiệu quả và có sẵn đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. tiêm vắc-xin phòng cúm mùa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng của bệnh cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao. who khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa hàng năm cho các đối tượng sau: phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi; người cao tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mãn tính và nhân viên y tế.
((Theo Drugs, WHO))