Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu thai phụ ở Sóc Trăng bị tiền sản giật

Người mẹ và bé trai sơ sinh may mắn thoát ch*t dù nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Sản phụ ở sóc trăng được chuyển vào khoa cấp cứu, bệnh viện chuyên khoa sản - nhi sóc trăng, trong tình trạng tỉnh, thở gắng sức, môi tái, vã nhiều mồ hôi, phù toàn thân. thăm khám ban đầu, các bác sĩ ghi nhận sản phụ vỡ ối trắng đục, con so, thai 37 tuần, tiền sản giật nặng và phù phổi cấp.

Sản phụ nhanh chóng được thở oxy qua mặt nạ, Thu*c hạ áp và hội chẩn mổ lấy thai khẩn cấp. Chỉ trong vòng 10 phút, bé trai nặng 3,5 kg chào đời khỏe mạnh, khóc tốt. Người mẹ tỉnh táo, cử động và tiếp xúc tốt.

Cứu thai phụ ở Sóc Trăng bị tiền sản giật - Ảnh 1.

Các bác sĩ mổ cấp bắt con cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ lê ngọc huân, bệnh viện chuyên khoa sản - nhi sóc trăng, cho biết tiền sản giật là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé trong khi sinh, tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. tình trạng này gây ra do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ, chiếm tỷ lệ khoảng 5-8% trong tổng số phụ nữ mang thai.

Tiền sản giật có thể gặp biến chứng nguy hiểm như hội chứng hellp, băng huyết sau sinh, đông máu nội mạch lan tỏa, phù phổi và suy thận cấp. nghiêm trọng hơn, hội chứng này có thể dẫn đến sản giật khiến người mẹ bị co giật, mất ý thức. tính mạng của người mẹ sẽ gặp nguy hiểm, thai nhi có thể ch*t trong tử cung nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu ban đầu của tiền sản giật là tăng huyết áp, phù và có protein trong nước tiểu. để phòng tránh nguy cơ tiền sản giật, thai phụ nên khám thai định kỳ và khi có các dấu hiệu bất thường theo hướng dẫn của bác sĩ. bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý.

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cuu-thai-phu-o-soc-trang-bi-tien-san-giat-20201118094010407.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi đặc biệt là sắt nên các tạng phủ như gan, lách, vị... đều bị hư tổn dẫn đến khí huyết không đủ nuôi dưỡng hoặc khả năng biến đổi chất bị suy yếu.
  • Cổ nhân có câu “người chửa cửa mả”, ngắn gọn thế mà đã khái quát toàn bộ những nguy cơ mà người phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
  • Một nghiên cứu tại Mỹ được khảo sát trên 23.000 phụ nữ tại 9 quốc gia cho thấy, thai phụ béo phì, có bệnh lý tiểu đường khi mang thai, tăng quá cân trong thai kỳ thì các trẻ sinh ra sẽ nặng cân hơn.
  • Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Từ xa xưa, con người đã biết những tác động của thời tiết đến sức khỏe. Thai nghén là một tình trạng S*nh l* đặc biệt,
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY